Táo đại là một trong những giống cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng trong những năm gần đây. Vậy để nắm bắt được cách trồng táo đại và chăm sóc cây đạt năng suất, bà con nông dân hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết sau!


1/ Những đặc tính chủ yếu của giống táo

Táo đại hiện nay đang được trồng phổ biến ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận. Giống táo đại được nông dân trồng nhiều là giống H15 với nhiều đặc tính nổi bật như sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, năng suất cao và kháng sâu bệnh hiệu quả.

Bạn đang xem: Kỹ thuật trồng cây táo đại

2/ Kỹ thuật trồng táo và quy trình chăm sóc

Đào một hố trồng và bón lót cho cây con, đặt cây con vào giữa hố và nén chặt đất xung quanh bầu đất. Phủ rơm rạ một lớp dày 2 – 3cm xung quanh gốc. Tưới nước cho mỗi cây ngay sau khi trồng để giữ ẩm liên tục, không cần tưới nước khi trời mưa lớn.

Quy trình chăm sóc cây bao gồm các kĩ thuật sau:

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Kỹ thuật bón phân cho

2.1 Tiêu chuẩn chọn giống táo đại

Cây táo đại hiện nay đã được nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép cành, giữ nguyên đặc tính tốt của cây mẹ. Táo đại 1 năm tuổi có thể cho 7-8 tấn/ha, trong khi những cây trên 2 năm tuổi có thể cho 10-12 tấn/ha. Khi chín quả có màu vàng, thơm ngon, mát, trọng lượng mỗi quả lên tới 70 – 100 g. Chọn cây giống khỏe mạnh, cao từ 20 – 35 cm, không bị sâu bệnh, nhiều mầm xanh.

2.2 Thời vụ

Thời điểm tốt nhất để trồng là vào cuối mùa mưa, vì vậy bà con nên trồng vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 khi trời ấm áp, và cây sẽ phát triển nhanh chóng vào mùa xuân năm sau. Một thời vụ khác cũng thích hợp để trồng táo đại là vào đầu mùa xuân.

2.3 Mật độ trồng táo

Trồng thành hàng hoặc ô vuông với khoảng cách giữa các cây từ 4 – 5m. Để tiết kiệm diện tích đất, hãy trồng với mật độ dày hơn và tỉa bớt cành khi cây quá to.

2.4 Cách đào hố trồng, phân bón lót

Trước khi trồng từ 20 – 30 ngày phải dọn sạch cỏ dại, làm luống, đào hố có kích thước 40 x 40 x 40 cm và bón phân lót cho cây. Bón phân tỉ lệ như sau: 3 – 5 kg phân trùn quế + 1 kg vôi bột khử trùng + 1 kg super lân. Trộn đều lượng phân đã nêu trên với đất mịn, sau đó bón lót vào từng hố trồng.

2.5 Kỹ thuật trồng táo

Để bắt đầu, ở giữa hố đất đã bón lót trước đó bạn hãy đào một hố nhỏ, lớn hơn kích thước của bầu một chút, xé nhỏ bầu nhựa cẩn thận, sau đó đặt cây vào hố, chỉnh cho cây thẳng đứng, lấp đất cao khoảng 3cm trên cổ rễ là được.

*
Cây táo sai trĩu quả

3/ Chăm sóc

3.1 Tưới nước cho cây táo đại

Phải cung cấp nước cho cây mọi lúc, nhất là vào mùa khô, khi quả đang lớn và sắp chín. Bạn cần tưới mỗi ngày một lần, vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau khi trồng 3 tháng thì tưới nước 3 ngày/lần. Bạn có thể lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun bên dưới mặt đất vườn, để tưới nước tiết kiệm hơn.

3.2 Làm cỏ

Kiểm soát cỏ dại bằng cách phủ cỏ, rác hoặc phân xanh lên mặt liếp để ngăn chặn cỏ dại. Vun xới sau mỗi đợt mưa lớn vụ xuân, làm cỏ tháng 1 tới tháng 2 và vụ thu làm cỏ từ tháng 8 tới tháng 9, cày ải toàn bộ diện tích 1 lần/vụ; cuốc gốc 2 – 3 lần/năm

3.3 Bón phân.

O2 + TE bón vào từng thời điểm thay đổi tùy theo kích thước của cây. Dùng cuốc đào đất xung quanh gốc cây sâu 5 – 10 cm theo hình chiếu của tán cây, rải phân, lấp đất, tưới đẫm nước. Đắp đất vào gốc và bón phân hữu cơ mỗi năm một lần.

O2 + TE với tỷ lệ 1 kg/gốc. Đồng thời phun phân bón lá NANO-S, phun đều lên tán lá với lượng 30ml cho bình 16 lít để cây sinh trưởng và phát triển thân, lá khỏe, giúp cây chống hạn tốt.

O2 + TE với lượng 1 – 1,5 kg/gốc. Định kỳ 7 ngày phun 30ml cho bình 16 lít để tăng cường hệ miễn dịch và ngừa nấm bệnh (ngày 2 – 3 lần).

O2 + TE với liều lượng 1 – 1,5 kg/gốc, tùy theo số lượng trái trên cây mà lượng phân tăng giảm, kết hợp phun phân bón lá Calcium – Boron liều lượng 30 ml + Vita Plant 20 gr/bình 16 lít, phun 7 ngày/lần (2 – 3 lần), phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái.

4/ Phòng trừ sâu bệnh

4.1 Bệnh hại cây táo

Bệnh thối rễ, nứt thân: Thường gặp ở đất quá ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập làm hại rễ cọc, cuối cùng phá hủy toàn bộ bộ rễ làm chết cây. Cây bị bệnh có biểu hiện lá xơ xác, lá màu xanh nhạt bị rụng, cành bị chết từ ngọn đến thân chính. Biện pháp phòng ngừa là tránh cho vùng rễ bị úng nước, cũng như chẩn đoán sớm các vết nứt dọc và thâm đen mạch gỗ.

Bệnh thối trái do nấm Phytophthora cactorum gây ra. Bệnh này gây thối trái nặng trên trái già đã trưởng thành trong mùa mưa. Vùng thối bị sũng nước và xuất hiện màu nâu nhạt lúc đầu, sau đó sậm màu, chuyển sang màu đen thịt trái bị thối nhũn, chua, và cuối cùng là thối rữa. Bệnh lây lan qua trái, làm trái phải rụng xuống đất.

4.2 Sâu hại

Bọ xít chích nhựa cây ở búp non, lá non làm khô héo chùm búp, nhất là quả non, để lại vết đen trên vỏ quả làm rụng nhiều quả, giảm năng suất, phẩm chất quả rõ rệt.

Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis), ruồi trưởng thành có màu nâu nhạt và đẻ trứng vào vỏ quả táo khi quả táo chín. Trứng nở thành giòi đâm vào thịt quả và hóa nhộng trong đất. Các kỹ thuật phòng ngừa bao gồm thu hoạch trái cây trước khi nó chín, thu hái quả bị bệnh và xử lý tiêu hủy.

5/ Thu hoạch

Lúc này cây táo đại sẽ có da mịn, màu sáng hơn và mùi thơm của quả chín. Mất khoảng 4 tháng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch. Vì quả chín không tập trung nên có thể tách thành nhiều đợt thu hoạch.

6/ Kỹ thuật đốn cây táo đại sau trồng

Để có năng suất và chất lượng tốt, táo đang phát triển phải đốn một phần để cây có thể trẻ trở lại. Đốn phớt và đốn đau là hai hình thức chính.

Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch, việc đốn phớt được thực hiện. Chỉ nên để lại một phần 20 – 30 cm của các cành đậu quả. Nhiều nhánh nhỏ sẽ mọc ra từ đỉnh của nhánh này, có thể cắt bớt để chỉ một số nhánh phân tán đồng đều trên tán. Từ khi cây còn nhỏ, trên một năm tuổi đến khi trưởng thành tiến hành đốn đau để tạo tán. Cắt bỏ các loại cành, chỉ để lại gốc một vài cành lớn đã ra năm trước, cây sẽ ra nhiều cành non mới, cho sản lượng và chất lượng quả cao hơn.

Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây táo dựa trên kết quả nghiên cứu dự án: Ứng dụng khoa học công nghệ trồng một số giống cây ăn quả năng suất chất lượng cao tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng do Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng chủ trì thực hiện từ năm 2014 đến năm 2015.
*

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY TÁO


Quy trình thực hiện1. Thời vụ Trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau song tốt nhất là vào tháng 2, tháng 3 (dịp tết lập xuân). Các tỉnh phía Nam trồng vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 8).2. Chọn đất trồng Táo là cây dễ tính ít đòi hỏi về điều kiện đất đai so với các cây trồng khác, nhưng tốt nhất là trồng Táo Đại ở đất phù sa, giữ ẩm. giàu mùn, dinh dưỡng, dễ tưới, tiêu nước.3. Các yêu cầu kỹ thuật khác Giống Đại táo 15 nói riêng và các giống táo nói chung yêu cầu ánh sáng trực xạ lớn vì vậy không nên trồng dưới tán những cây khác.+ Khoảng cách mật độ. Khoảng cách trồng táo (hàng x cây) = (5 x 4-5)m (400 - 600 cây/ha). Để có sản lượng cao từ những năm đầu, có thể trồng mật độ tăng gấp đôi so với khoảng cách (hàng x cây) = (5 x 2,5) (800 cây/ha) đến năm thứ 3 (khi tán cây giao nhau) khử bỏ cây ở hàng giữa để đảm bảo mật độ (hàng x cây) = (5 x 5 m). Cứ 2 - 3 hàng táo nên đào một rãnh nước (rộng 50cm sâu 40-50cm) để tưới và tiêu nước.+ Trồng cây Thường trồng táo theo hốc, hố: Đào hố rộng 60-70cm, sâu 60-70cm. Bón lót 30-50 kg phân chuồng hoai mục, 1,5-2 kg lân supe (hoặc phân hữu cơ vi sinh)/hốc, đảo đều phân với đất bột cho kỹ. Sau đó đặt cây vào trồng, trồng ngập gốc cách mắt ghép khoảng 10 cm. Trồng xong dậm chặt xung quanh gốc.+ Chăm sóc Giai đoạn sau trồng thường xuyên phải tưới giữ ẩm cho cây nhanh bén rễ ra chồi lộc. Lưu ý: Kịp thời loại bỏ những chồi dại (những chồi không mọc từ cành ghép). * Bón phân: Táo ở tuổi 1,2: mỗi ha/năm bón 300 - 400kg urê + 200-300kg kalicloarua + 300kg lân supe (hoặc lân hữu cơ vi sinh). Từ năm thứ 3 trở đi mỗi ha táo cần bón 450 - 500 kg urê + 300 - 350 kg kaliclorua + 500kg lân supe (hoặc lân hữu cơ vi sinh)/năm. + Lần 1: Sau trồng 1 tháng (hoặc ngay sau khi đốn táo) xới toàn bộ xung quanh gốc và bón thúc 30-50 kg phân chuồng hoai mục + 1/3 lượng phân hóa học nói trên (riêng lân bón lót ngay lần 1) chia đều cho số cây/ha (600-800 cây/ha). + Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ bón 1/3 lượng phân (đạm+kali) chia đều cho số cây/ha. + Lần 3: Khi cây đã vừa vào quả đẫy (sau lần 2: 70-85 ngày) bón nốt số phân còn lại. Nếu gặp hạn phải tưới nước để cây sinh trưởng và phát triển tốt, quả lớn nhanh, không bị héo rụng. Ở giai đoạn này có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng qua lá: Dùng Master grow hoặc Grow 3 lá xanh để phun (theo hướng dẫn ở bao bì). * Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Atonic và Botrac phun 2 lần: lần 1 khi cây mới nhú nụ, lần 2 khi cây bắt đầu nở hoa, phân vi lượng Botrac phun sau tắt hoa đậu quả 2 tuần giúp tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả trên cây táo đại.4. Phòng trừ sâu bệnh - Ở thời kỳ sinh trưởng mạnh, táo thường bị bọ xít xanh, rệp dính, sâu cuốn lá, sâu gặm đục quả phá hoại: dùng Sherpa 0,1-0,15% để phun cho táo. - Ở thời kỳ vừa vào quả (sau ra hoa rộ 30-40 ngày) quả táo hay bị phấn trắng, sương mai phá hoại: Bệnh phấn trắng dùng: Byleton 0,1-0,15%, Anvil 0,1% để phun. Bệnh sương mai sử dụng; Boocđô 1%, Ridomill 75WP 0,1-0,25% phun .5. Đốn táo Đại táo sau thu hoạch (giữa tháng 3) thì đốn táo. Kỹ thuật đốn táo: Táo tuổi 1 cắt cành ghép chính, để chừa lại 20-25cm cành ghép, kết hợp với tạo tán. Táo tuổi 2 đốn thấp 40 cm cành ghép, để lại 3 thân chính ở thế chân kiềng. Từ tuổi 3 trở đi đốn đuổi cách vết đón cũ năm trước 15- 20 cm (đốn táo có thể điều khiển cho táo chín sớm hơn hoặc muộn hơn, hỏi chi tiết các chuyên gia về táo).

Xem thêm: Cách làm trắng da toàn thân bằng nước vo gạo, hướng dẫn làm trắng da bằng nước vo gạo đúng cách

6. Thu hoạch Thu đúng lúc quả chín cho chất lượng ngon. Khi quả to đẫy màu vàng sáng là thu được. Lưu ý: Trước khi thu hoạch 20 ngày, ngừng phun thuốc BVTV và không bón phân thêm (kể cả qua lá) để đảm bảo chất lượng quả và an toàn thực phẩm./.