Cà tím là một loại cây dễ trồng, có thể trồng quanh năm tại nước ta. Tuy nhiên vì cây không chịu được lạnh nên cần tránh trồng vào những tháng giá rét như tháng 11, 12, 1. Cà tím là loại cây cho năng suất cao và rất mau thu hoạch chỉ trong vòng khoảng 2 tháng. Say đây là kỹ thuật trồng cây cà tím hiệu quả để bà con tham khảo.
Bạn đang xem: Kỹ thuật trồng cà tím
Cà tím là loại cây cho năng suất cao và rất mau thu hoạch chỉ trong vòng khoảng 2 tháng. Ảnh minh họa
Chuẩn bị đất:
Cà tím không kén đất, nhưng thích đất ít sét nhiều mùn, lại kỵ đất nhiều chất hữu cơ chưa hoai. Đất phù sa, đất xám, đất đỏ đều trồng cà tím được miễn xốp và không úng nước. Đất phải cày sâu 25-30cm, bừa cho nhuyễn và làm sạch cỏ, rễ cây, đá sỏi. Đào lỗ sâu 20cm, rộng 40cm. Nên khử độc và bón lót cho đất trước khi trồng.
Cách trồng:
Trồng cà tímbằng cách gieo hạt ở liếp ương, trộn 4kg phân chuồng hoai mỗi thước vuông. Gieo xong phủ lên hạt giống 1 lớp đất nhuyễn 1cm. Chừng 1 tháng sau, cây con lên cao được khoảng 15cm, thì có thể đem trồng ra đất. Trước đó vài tuần, nên tỉa bớt cây con mọc yểu ở liếp ương, để cây con lại được mập mạnh. Cà tím mau bén rễ, nên bứng cả bầu để cây không mất sức.
Trồng vào buổi chiều, mỗi lỗ một cây, khoảng cách như sau:
-Mùa mưa, cây cách nhau tứ phía 50cm x 50cm (mỗi mẫu có 30.000-35.000 cây).
-Mùa nắng, cây cách nhau 50cm, hàng này cách hàng kia 1m (mỗi mẫu có khoảng 20.000 cây).
Chăm sóc:
Mùa nắng tưới cà mỗi ngày 1 lần, lúc sáng sớm hay chiều hết nắng và tủ gốc bằng rơm hay cỏ khô cho im. Trồng mùa mưa, phải khai cho rõ nước. Bị ngập nước 24 giờ, cà sẽ chết. Ngoài ra cũng cần làm cỏ xới đất và vun gốc 3 lần, thêm cắt tỉa.
Phân bón:
Trộng 1-2kg phân chuồng hoai với đất bỏ mỗi lỗ thước khi trồng 3-5 ngày. Ngoài ra nên bón thêm mỗi mẫu 400kg Ammophosko chia 3 lần:
-Lần thứ nhất: 100kg sau khi trồng 20 ngày.
-Lần thứ hai: 100kg sau lần thứ nhất 20 ngày.
-Lần thứ ba: 200kg sau lần thứ hai 20 ngày.
-0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi
Phân rắc hai bên hàng cà rồi làm cỏ, tủ lên.
Sâu bệnh:
Sâu đất: Bướm màu nâu sậm, đẻ trứng rải rác hoặc từng khối thành sâu rồi làm nhộng dưới đất. Ban ngày trốn dưới đất, tối lại chui lên cắn phá ngọn, cành, cuống, trái hay gốc cây non. Phòng ngừa bằng cách khử độc đất như đã nói trên. Để trừ loại sâu này, dùng 1kg DDT 75% (tỷ lệ 1/300) tưới đều lên cây và gốc, khi cây lên được 2 tuần. Xịt hai bên bờ 10 ngày 1 lần.
Sâu rừng: Sâu đẻ trứng mặt dưới lá. Nó có màu xanh vân trắng, có sừng ở đốt sau cùng, làm nhộng dưới đất. Để trừ khử dùng Dieldrin 50% (tỷ lệ 1/300) xịt đều lên cây lá mỗi tuần 1 lần.
Ốc sên: Dùng thuốc Metadex hay Arione. Các hiệu bán thuốc sát trùng còn có nhiều thứ thuốc khác cũng công hiệu.
Ngoài ra bệnh nấm làm cho khô héo lá từ ngọn. Bổ đôi cây bệnh ra thấy mạch quản có màu vàng hoặc nâu rỉ nước nhớt. Nên nhổ cây bệnh đem đốt đi và rắc vôi nơi chỗ đó. Bệnh nhẹ hoặc ngừa bệnh thì dùng thuốc có chất phèn xanh hay thiết.
Thu hoạch:
Có thể bắt đầu thu hoạch khoảng 2 tháng đến 2 tháng rưỡi sau khi trồng. Cứ 3 ngày hái cà 1 lần và cứ như vậy kéo dài 4-5 tháng. Năng suất trung bình mỗi mẫu cà khoảng từ 30-40 tấn trái./.
+ Xuất xứ: Thái Lan; Tỷ lệ nảy mầm: >80%; Độ thuần: 99%; Màu sắc: Quả màu tím dài 20 - 25cm
+ Thời gian gieo trồng: quang năm; Nơi trồng: Ngoài ruộng, vườn; trong chậu, thùng xốp
+ Nhiệt độ gieo: 10 - 30 độ C; Nhiệt độ sinh trưởng: 10 - 35 độ C
+ Thời gian nảy mầm: 5 - 7 ngày; Thời gian thu hoạch: 60 - 70 ngày
+ Chiều cao cây: 80 - 90 cm; Số lượng hạt: 2gr/ gói; Hạn hạt giống sử dụng: 2 năm
Giới thiệu cây cà tím quả dài
Cây cà tím quả dài cao sản là một trong những loại thực phẩm thông dụng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Loại ra có nguồn gốc xuất xứ từ miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Chúng được trồng với mục đích lấy quả là đa số, bên cạnh đó còn dùng để chế biến thành nhiều vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.
Về hạt giống cây cà tím quả dài, đây là loại hạt giống có thể gieo trồng quanh năm, yêu cầu kỹ thuật trồng đơn giản, nhanh cho thu hoạch, năng suất khá cao ước tính từ 35 - 40 tấn/ha/vụ, giúp mang lại lợi nhuận từ 30 - 50 triệu/ha/vụ.
Trong số các dòng hạt giống cà tím quả dài được trồng tại Việt Nam hiện nay thì dòng giống nhập từ Thái Lan được ưa chuộng hơn nhiều, bởi cây có tốc độ sinh trưởng rất mạnh, kháng bệnh rất tốt, trái thuôn dài 20 - 25cm, đường kích từ 4 - 5cm, quả có màu tím đậm rất bắt mắt, ít hạt không xơ, ruột trắng xanh ăn rất ngon, cây cao trung bình từ 80 -90cm, thời gian thu hoạch khoảng 60 - 70 ngày trồng.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua hạt giống cà tím quả dài có nguồn gốc hạt từ Thái Lan mà chưa tìm được cơ sở cung cấp uy tín. Hãy liên hệ với siêu thị hạt giống TỐT TƯƠI, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dòng hạt giống chất lượng, tỉ lệ nảy mầm vượt trội, giá thành phải chăng.

Những món ăn ngon từ quả cà tím
Cà tím dùng để ăn sống: Đây là cách chế biến món ăn đơn giản nhất ở các nước Châu Á. Quả cà vừa phát triển đẩy sức (không quá già) được gọt vỏ (hoặc không cần gọt), xẻ bổ dọc hoặc xắt mỏng theo lát ngang dùng làm rau chấm với mắm, nước thịt hoặc cáQuả cà tím dùng để luộc hấp: Quả cà được gọt vỏ hoặc không cần gọt, bổ dọc thành nhiều mảng, dùng để luộc hoặc hấp cơm, món này được chấm với nước chấm hay nước thịt, cá kho để ăn với cơm.Quả cà tím dùng để nướng: Quả cà còn nguyên vỏ, nướng trong bếp than hoặc lò ga, khi quả cà chín mềm, bóc lớp vỏ, có thể dầm với nước mắm tỏi, ớt, mỡ, hành là món ăn với cơm rất hấp dẫn.Quả cà tím dùng để xào, nấu canh: Quả cà tím bổ dọc hoặc thái lát mỏng dùng để xào, nấu canh như các loại rau ăn quả khác thuộc họ cà hay họ bầu, bí.Quả cà tím dùng để kho: Quả cà tím thái lát hoặc bổ dọc và cắt khúc để kho với thịt, cá để ăn với cơm. Ở Nam Bộ Việt Nam món cà tím kho mắm là món ăn hấp dẫn ở mọi gia đình.
Thông tin hạt giống cà tím dài tại TỐT TƯƠI
+ Xuất xứ: Thái Lan
+ Tỷ lệ nảy mầm: >80%
+ Độ thuần: 99%
+ Màu sắc: Quả màu tím dài 20 - 25cm
+ Thời gian gieo trồng: quang năm
+ Nơi trồng: Ngoài ruộng, vườn; trong chậu, thùng xốp
+ Nhiệt độ gieo: 10 - 30 độ C
+ Nhiệt độ sinh trưởng: 10 - 35 độ C
+ Thời gian nảy mầm: 5 - 7 ngày
+ Thời gian thu hoạch: 60 - 70 ngày
+ Chiều cao cây: 80 - 90 cm
+ Số lượng hạt: 2gr/ gói
+ Hạn hạt giống sử dụng: 2 năm

Kỹ thuật trồng cà tím dài đạt năng suất cao
1. Điều kiện sinh trưởng cây cà tím quả dài
Đất đai: Vùng đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn nước ô nhiễm khác, đảm bảo tiêu chuẩn quy định chung khi sản xuất rau an toàn.Nước tưới: Phải có nguồn nước tưới sạch, không ô nhiễm kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh, có hệ thống kênh mương tưới tiêu tốt hoặc giếng khoan, đủ nguồn nước tưới để bảo đảm việc chủ động tưới, tiêu thoát nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà tím.Hạt giống: Sử dụng các giống cà tím quả dài đạt tiêu chuẩn giống rau như độ sạch hạt giống > 99%, không nhiễm sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm > 80%.Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Tùy theo mùa vụ, chủng loại giống và diễn biến của dịch hại mà các loại phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật sẽ được sử dụng cụ thể cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà tím.
2. Thời vụ gieo hạt giống cà tím
- Đối với giống cây cà tím bạn có thể gieo trồng quanh năm. Tuy nhiên nếu bạn trồng theo hướng sản xuất kinh doanh thì nên lựa chọn gieo trồng vào các vụ như
+ Vụ đông xuân (Phù hợp khí hậu miền nam) gieo từ khoảng tháng 12 đến tháng 1, để cho thu hoạch vào tháng 3,4,5.
+ Vụ xuân hè (phù hợp trên toàn quốc) gieo trồng vào khoảng tháng 2 đến tháng 3, để cho thu hoạch vào tháng 5,6,7
+ Vụ hè thu (Phù hợp với khí hậu miền bắc) gieo trồng vào khoảng tháng 5 đến tháng 6, để cho thu hoạch vào tháng 8,9,10.
+ Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy các tỉnh Nam bộ không nên trồng vào các tháng mùa mưa (tháng 5,6), các tỉnh phía Bắc không nên trồng vào các tháng 12 và tháng 1 vì rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào thời gian thu hoạch.

3. Cách ươm hạt giống cà tím dài
- Trước khi gieo hạt giống bạn cần ngâm hạt giống cà tím quả dài trong nước khoảng 24 - 30 hạt, tiếp theo bạn ngâm trong nước ấm 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) 1 giờ vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nảy mầm.
- Thay vì ngâm trong nước ấm thì bạn có thể ngâm trong các loại dung dịch thuốc Ridomil, Anvil hay Matalaxyl theo nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo ghi trên bao bì trong khoảng 1 giờ.
- Sau khi ngâm hạt giống xong thì bạn vớt hạt giống ra sau đó ủ trong vải ẩm cho nứt nhanh rồi đem gieo trên luống ươm hoặc trong bầu ươm. Lượng hạt giống cần gieo để có đủ cây giống trồng cho 500m2 là từ 15-20g.
- Hỗn hợp làm bầu ươm gồm có 70% đất màu trộn đều với 30% phân chuồng ủ mục, 1m3 hỗn hợp trộn thêm 5kg lân super. Trộn đều các thành phần trên cho vào túi nilon chuyên dùng làm bầu. Túi bầu có kích thước 6x9x7 cm, gieo 2-3 hạt cà tím 1 bầu ươm, phủ một lớp đất mỏng lên trên. Tưới đủ ẩm đến khi cây mọc đều.
- Giai đoạn cây con cần phun phòng sâu vẽ bùa, bọ phấn trắng truyền bệnh xoăn lá và bệnh lở cổ rễ bằng Regent 1% và Benlat C 10% định kỳ 5 ngày 1 lần
- Sau khoảng 25 - 30 ngày sau khi nảy mầm, lúc này cây con có từ 5 - 6 lá thật, cao 6 - 8cm, khỏe mạnh, thân mập đều thì tiến hành nhổ đem ra trồng ngoài ruộng. Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5-7 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén rễ.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây cà tím
a) Đất trồng cây cà tím- Nên lựa chọn loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước. Không nên lựa chọn những vùng đất bị ô nhiễm, vụ trước đã trồng các loại cây thuộc họ cà. Chú ý cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại.
- Nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 20-30 ngày để đất thông thoáng. Ngoài ra, giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất. 20 ngày trước khi trồng, xử lý đất bằng vôi và tro bếp. lượng bón: 50kg vôi, 60kg bếp cho 1ha.
- Lên luống rộng 0,8 - 0,9 m, cao 30 - 40 cm, rãnh rộng 30 - 35cm, tim luống này cách tim luống kia 1,2 m. Trồng 01 hàng, cây cách cây 50 - 60cm (nếu đất xấu, mùa nắng), hoặc 70 - 80 cm (nếu đất tốt, mùa mưa). Vào mùa mưa nên làm mương sâu quanh ruộng, lên luống cao để nước thoát dễ dàng sau mỗi cơn mưa. Có thể trồng xen với cây tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.
b) Bón phân cho cà tím- Lượng phân bón: Tùy chân đất tốt hoặc xấu lượng phân có thể tăng hoặc giảm, dưới đây là lượng phân bón trung bình cho 1 ha là: Phân chuồng: 20 - 30 tấn, Supe lân/lân vi sinh: 300 - 500kg.NPK: 600 - 800 kg, Urê: 200 kg, Kali: 250 kg
+ Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 200 kg NPK + 50kg Kali (nếu có dùng màng phủ nông nghiệp).Hoặc toàn bộ phân chuồng và phân lân (nếu không có màng phủ nông nghiệp).
+ Bón thúc: Chia đều lượng phân còn lại 4 - 6 lần, nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi. Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá như Micracle - Gro, Yogen,… theo nồng độ ghi trên nhãn. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.
c) Trồng dặm cà tím- Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo
d) Tưới nước cho cà tím- Cần cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước ngấm vào mặt luống khoảng 2-3 giờ rồi tháo cạn nước đi hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt. Đối với trồng có màng phủ nông nghiệp thì bạn có thể 3 - 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ. Không để mặt luống bị khô, thiếu nước cà sẽ - kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ.
e) Tỉa nhánh cho cà tím- Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ những nhánh gốc, lá già, cành sâu bệnh để dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng ít sâu bệnh, khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn để cây cho ra nhiều nhánh càng nhiều quả.
f) Cắm giàn cho cà tím- Do cà tím cho thời gian thu hoạch dài tùy theo sự chăm sóc và độ màu mỡ của chân đất, nên cắm giàn để giúp cho cây đứng vững, trái không chạm đất và dễ chăm sóc, thu hoạch.
g) Phòng trừ sâu bệnh hại- Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, nhện đỏ, rệp... Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, Regent... để phun trừ.
- Hạn chế độ ẩm trong luống, tránh để bị úng ngập nhằm tránh các bệnh hại do nấm và vi khuẩn như lở cổ rễ, thối gốc, chết ẻo, chết nhát... Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Validacin, Score, Topsin M, Ridomil, Aliette... để phòng trừ ngay từ khi mới có triệu chứng bệnh ban đầu.
h) Thu hoạch quả cà tím- Khoảng 60 – 70 ngày sau trồng là có thể bắt đầu thu hoạch, nên chọn thời điểm thích hợp để hái trái. Thu hái khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang tím nhạt. Cách 2-3 ngày thu hoạch một lần, không để cà quá già kém chất lượng, ăn không ngon, bán mất giá, thậm chí không bán được.
- Sau thu hoạch cần bảo quản tạm thời nơi thoáng mát và sau đó vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ. Nếu chăm sóc tốt khả năng tiêu thụ kéo dài từ 50 – 60 ngày hay hơn nữa, năng suất đạt trên 35 - 40 tấn/ha/vụ.

Địa chỉ bán hạt giống cà tím quả dài
Nếu như bạn đang thắc mắc mua hạt giống cà tím quả dài ở đâu chất lượng, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm, năng suất cao thì siêu thị hạt giống TỐT TƯƠI sẽ là một gợi ý hoàn hảo. Tại đây bạn sẽ nhận được hạt giống cà tím dài có nguồn gốc từ Thái Lan, tỉ lệ nảy mầm vượt trội >80%, đóng gói bao bì cẩn thận, giá thành tốt nhất trên thị trường.
Bên cạnh đó bạn còn có thể mua các loại hạt giống hoa như hoa hồng, sen cạn, thược dược, cúc,.. các loại hạt giống rau mầm như hướng dương, củ cải đỏ, rau muống, đậu hà lan,.. không chỉ vật bạn cũng mua được nhiều loại hạt giống cây ăn quả, cây nông nghiệp, các loại hạt giống rau gia vị.
Xem thêm: Tổng hợp 2 cách làm lạp xưởng tại nhà, cách làm lạp xưởng ở nhà đơn giản dễ làm
Nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng, bên cạnh cung cấp các dòng hạt giống chất lượng từ các viện nhân giống nổi tiếng trong và ngoài nước thì cung tôi còn cung cấp những dụng cụ làm vườn cơ bản như đất trồng, chậu trồng, thuốc kích thích nảy mầm,... hỗ trợ tư vấn hướng dẫn các kiến thức cần thiết nhất về cách gieo trồng và chăm sóc để bạn có những cây trồng ưng ý nhất.