Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Ngạn trồng nhiều giống táo Đài Loan BG1, để cây táo sinh trưởng, phát triển tốt cho quả to, ngon, mẫu mẽ đẹp, người trồng táo cần chú ý một số kỹ thuật trồng và chăm sóc sau:

*

Cần chú ý kỹ thuật chăm sóc để cây táo sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: BGP/An Nhiên.

Bạn đang xem: Kỹ thuật chăm sóc táo đài loan

1.Chọn đất

Chọn chân đất màu (chân ruộng cao) hoặc sườn đồi, màu mỡ, tầng canh tác dày, đảm bảo có nước tưới và thoát nước tốt.

2. Thời vụ: Trồng vào vụ xuân (tháng 2, 3)

3. Đào hố, bón lót

Hố được đào với kích thước 80 x 80 x 80 cm. Khi đào hố để riền lớp đất mặt về một phía.

Bón lót cho mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng hoại mục + 2 kg lân Super + 0,5 kg vôi bột. Lượng phân trên được trộn đều với lớp đất mặt và lấp xuống đáy hố, sau đó lấp thêm một lớp đất không lẫn phân, cỏ, rác và tưới ướt sũng hố trồng. Đào hố, bón lót, lấp hố phải thực hiện trước khi trồng 1 tháng.

4. Khoảng cách, mật độ trồng

Đối với trồng thuần: Hàng cách hàng 4 m; khoảng cách giữa các cây cùng hàng là 4 m. Giữa hai hàng các cây được trồng với mật độ là 600 cây/ha.

Đối với trồng xen: Khoảng cách các hàng là 8 m, khoảng cách giữa các cây là 4 m, mật độ 300 cây/ha.

Cách trồng: Xé bỏ túi bầu, đặt bầu vào tâm hố sau đó vun đất kín xung quanh bầu. Dùng tay ấn chặt đất xung quanh bầu. Ở vụ xuân có thể trồng rễ trần.

Chú ý: Sau khi trồng cần tưới nước ướt đẫm hố trồng.

5. Chăm sóc

5.1. Bón phân thúc

- Lượng phân bón:

+ Đạm Uree: 1,5 kg/cây/năm

+ Kaly: 2 kg/cây/năm.

- Các đợt bón:

+ Đợt 1: Khi cây có lộc xuân: bón 50% lượng đạm, 25% lượng kaly

+ Đợt 2: Sau khi cây đậu quả: bón 25% lượng đạm, 35% lượng kaly

+ Đợt 3: Khi quả đạt ½ kích thước tối đa: bón nốt lượng phân còn lại.

- Cách bón: Xẻ rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, các loại phân được trộn đều, đổ xuống rãnh và lấp đất kín lại (từ năm thứ 2 trở đi, xẻ rãnh bón cách gốc 1 - 2 m).

Từ năm thứ 2, lượng phân bón mỗi loại tăng thêm 25% so với năm trước. Cụ thể, phân bón ở năm thứ 2 như sau:

- Sau khi đến cuối năm, bón một lượng phân chuồng và phân lân tăng thêm 25% so với phân lót khi trồng. Lượng vôi chỉ bón 0,2 kg/cây/năm.

- Các đợt bón thúc thực hiện như năm thứ nhất nhưng tăng lượng phân mỗi loại thêm 25%.

* Cách bón phân các năm tiếp theo như đối với năm thứ hai. Lượng phân bón mỗi loại tăng thêm 25% (trừ vôi bột giữ nguyên).

- Có thể dùng các loại phân vi lượng, phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.

5.2. Làm cỏ, tưới nước

- Các đợt bón phân trong năm phải kết hợp làm cỏ, tưới nước.

- Sau khi trồng thường xuyên tưới nước giữ ẩm, đặc biệt giai đoạn mới trồng và khi cây ra hoa, đậu quả cho đến khi quả chín nhưng không được để cây bị úng.

- Giai đoạn cây còn nhỏ có thể trồng xen các cây đậu, lạc… để tránh lãng phí đất, hạn chế cỏ dại và tăng thêm thu nhập.

5.3. Cắt tỉa

- Tỉa cành chính, cành thứ cấp: Giữ lại 2 – 3 cánh chính phân bố đều về các phía. Cắt tỉa các cành thứ cấp bị sâu bệnh, nhỏ, yếu.

- Tỉa quả: Tỉa bỏ quả nhỏ, dị hình, bị sâu, bệnh hại, các chùm nhiều quả, chỉ giữ lại 2 – 3 quả/5 lá để có thể nuôi quả tốt nhất.

- Hàng năm, sau khi thu hết quả, tiến hành cắt (đốn) toàn bộ các cành chính ở vị trí cách mặt đất 20 – 30 cm, mỗi năm đốn cao thêm từ 5 – 7 cm.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu ăn lá: Phun bằng các thuốc: Padan 95SP, Sherpa 25EC, Trebon10SC… theo chỉ dẫn trên bao bì.

Rệp hại hoa và quả non: Dùng các thuốc: Karate 25EC, Supracide 40EC, Suprathhion 40EC phun theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh phấn trắng: Bệnh gây hại trên lá, quả. Trên lá và quả xuất hiện một lớp phấn màu trắng, bệnh nặng làm cho lá bị xoăn, quả thối rụng, khi sờ có cảm giác dính tay.

Phòng trừ: Phun bằng các thuốc: Score 250EC, Anvil 5SC, Antracol 70WP, phun theo hướng dẫn của từng loại thuốc.

7. Thu hoạch

Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 20 ngày

Thời gian thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 2, thu hoạch khi quả đạt kích thước tối đa và chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, không được làm quả dập nát, không để quả trực tiếp xuống mặt ruộng gây nhiễm bệnh và hư hỏng./.

Giá bán lẻ : 30.000 Vnd / CâyGIAO HÀNG TOÀN QUỐCTUYỂN CỘNG TÁC VIÊN TẠI CÁC TỈNHSHIP COD TỪ 2 CÂY

Táo Đài Loan hay còn gọi là táo lai lê, là giống cây táo có quả to, ăn có vị ngọt, giòn, màu sắc quả rất đẹp mắt, da căng bóng, cây khỏe, ít bị nhiễm sâu bệnh.

*

Mục lục
Giới thiệu một vài ưu điểm của giống táo Đài Loan lai lê
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây táo Đài Loan
Hướng dẫn cách mua cây giống
Địa điểm mua giống táo Đài Loan chuẩn giốngở đâu?

Giới thiệu một vài ưu điểm của giống táo Đài Loan lai lê

Cây giống táo Đài Loan được đưa vào trồng ở nước ta từ lâu được trồng ở nhiều nơi nhưng phát triển mạnh nhất ở Bắc Giang và một số tỉnh phía Bắc. Loại táo này rất thơm ngon nên được nhiều người ưa chuộng.

Ưu điểm nổi bật nhất của táo lai lê làquả to, mã sáng, ăn ngọt và giòn hơn so với các loại táo thông thường. Trọng lượng trung quả trung bình từ 6-8 quả/kg.

Táo Đài Loan bặt đầu chín từ tháng 12 dương lịch năm trước đến hết tháng 2 dương lịch năm sau đây cũng chính là thời điểm trung với tết âm lịch nên lượng tiêu thụ nhiều hơn, quả dễ bán và được giá hơn

Khi táo chín trên cây có thể kéo dài được 20 ngày nên không sợ bị rụng do không thu hoạch kịp.

Táo Đài Loan có giá trị kinh tế cao, năng suất ổn định, lại dễ trồng, đầu tư thấp và không kén đất.

Có một chú ý khi trồng là táo Đài Loan quả to , với những cây táo 1 -3 tuổi cành còn nhỏ yếu dễ bị xé cành, nên ta cần phải chống cành đỡ quả.

Hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây táo Đài Loan

Táo Đài Loanrất khỏe có khả năng thích nghi rộng nhưng để đảm bảo cây giống phát triển tốt nhất thì các bạn nên làm theo hướng dẫn và một vài yêu cầu cơ bản sau đây.

Chọn giống cây đem trồng

*

Cây táo lai lê thườngđược tạo bằng phương phápghép nêm cành, hoặc ghép mắt. đều được. Cây giống được ươm trong bầu đất là tốt nhất.

Cây giống táo Đài Loan đáp ứng tiêuchuẩn đem trồng là cây cao từ 30-40cm, cây ghép mắt ghép liền, cành ghép đã có lá mầm, lá lộc nẩy rõ.

Chiều cao mắt ghép cây giống tối thiểu 15 cm. Khi trồng chỉ cần để từ 2-4 mắt mầm là được không nên để quá nhiều mắt không tốt cho sự phát triển cây sau này.

Chuẩn bị đất trồng

ất trồng thích hợp nhất với cây táo làđất thịt pha cát hoặc đất bùn ao phơi kĩ.Trước khi trồng cần làm đất đào hố và lên luống trước đó 1 tháng và xử lý nấm bệnh bằng vôi bột.

Bón lót vào từng hố một lượng phân chuồng hoai mục phân NPK. Nếu không có phân chuồng có thể dùng phân vi sinh ủ kĩ để thay thê.

Về tiêu chuẩn hố cần có kích thước ít nhất là 50x50x50cm. Mỗi hố cách nhau tối thiểu khoảng 3m để cây không tranh nguồn dinh dưỡng của nhau, trồng càng thưa cây càng phát triển tốt.

*

Hướng dẫn cách bón phân đúng cách

Khi bón phân cho cây táo Đài Loancần tiến hành theo từng giai đoạn với liều lượng thích hợp để tiết kiệm phân bón nâng cao hiệu quả sử dụng.

Trong 20-30 ngày đầu tiên sau khi trồng ta có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần.

O2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn.

Cách bón:Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc táotheo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước thật đẫm là được.

Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc chia làm 3 lần

O2+TE với liều lượng 1kg/gốc kết hợp phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun đều trên cây lá .

O2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

O2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Canxi-Bo với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

Anh chị và các bạn ần nhận thông báo hoặc cần hỗ trợ vui lòng điền vào mẫu đăng ký dưới đây

*

Phòng trừ sâu bệnh

Mốt số sâu bệnh thường gặp trên cây táo Đài Loan Lai lê

Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis)Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong trái làm hỏng trái

Rệp sápGây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng.

Sâu đục tráiThành trùng là lọai bướm nhỏ màu đen, họat động về đêm, đẻ trứng trên trái non, trứng nở ra sâu, sâu có màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong trái để ăn. Sâu làm nhộng trong các lá chung quanh.

*

Nấm Phytopthora cactorum: Bệnh gây thối trái nặng trong mùa mưa, trên trái già sắp chín. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn. Bệnh lan khắp trái làm cho trái rụng. Bệnh còn có thể gây thối cổ rễ.

Nấm Rhizopus arrhizus: Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận.

Bệnh thối nhũn trái(do nấm Penicillium expansum): Trái bị bệnh có vùng nhạt màu, mềm, sũng nước, bốc mùi hôi mốc rất mạnh. Vùng thối lan nhanh, làm trái bị nhũn ra.

Xem thêm:

Để theo dõikĩ thuật trồng táo chi tiếtcác bạnvui lòng xemtại đây

Hướng dẫn cách mua cây giống

Chi tiết thông tinhướng dẫn đặt hàng, thanh toán và vận chuyểnanh chị và các bạn vui lòng tham khảo

*

Địa điểm mua giống táo Đài Loanchuẩn giốngở đâu?

*

Anh chị muốnmuagiống táo Đài Loanvui lòng liên hệ
Vườn ươm Nông Nghiệp Việt

Hiện tại
Vườn ươm Nông Nghiệp Việtcòn cung cấp một số loại cây giống táo khác như :táo chua Gia Lộc, táo đại...