- - Chọn website - -Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Cục Trồng trọt
Sở NN Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng
Thư viện Bộ
Website tỉnh Lâm Đồng
Phần mềm tra cứu thuốc BVTV
Hôm nay | 1348 | |
Hôm qua | 2931 | |
Tháng này | 14779 | |
Tổng cộng | 3723386 |
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1. Đặc điểm thực vật học
a. Rễ: Hoa cúc là cây có bộ rễ phụ phát triển, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Rễ có nhiều lông hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh.
b. Thân: Hoa cúc thuộc loại thân thảo, khả năng phân nhánh mạnh, chiều cao của cây phụ thuộc vào đặc tính giống, khi tác động chế độ ánh sáng cây cúc có thể cao trên một mét.
c. Lá: Lá cúc chia thùy, có răng cưa to, sâu, thường là lá đơn mọc so le nhau, mặt dưới lá bao phủ bởi một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân lá hình mạng lưới. Mỗi nách lá thường phát sinh một mầm nhánh. Phiến lá có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh hay đậm, lá dày hoặc mỏng còn phụ thuộc vào đặc tính của từng giống.
Bạn đang xem: Kỹ thuật trồng hoa cúc đà lạt
d. Hoa: Hoa cúc chính gồm nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi cánh thực chất là một bông hoa. Tràng hoa dính vào bầu như hình ống, trên ống phát sinh cánh hoa. Hoa có thể lưỡng tính hay đơn tính. Hoa kép nhiều hơn hoa đơn và thường mọc nhiều hoa trên một cành phát sinh từ các nách lá. Hoa và cánh hoa có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào đặc tính từng giống.
e. Quả: Quả là loại quả bế khô, chỉ chứa một hạt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.
2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 15-200C, cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 10-350C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C và cao hơn 350C cây sinh trưởng phát triển kém, nhiệt độ dưới 50C cây ngừng sinh trưởng, nhiệt độ cao hơn 400C cây cúc sẽ bị tổn thương sinh lý, lá cháy.
- Ánh sáng: Cây cúc là cây ngày ngắn, ưa ánh sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Thời gian chiếu sáng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bông. Thời kỳ cây con cần ít ánh. Thời kỳ chuẩn bị phân cành cần tăng thời gian chiếu sáng (trên 14 giờ) để giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, giúp cho thân cao, lá to, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng. Nếu thắp điện thấp hơn 14h, cây sẽ bị thấp, ra nụ sớm, giảm chất lượng hoa.
- Ẩm độ: Ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 - 80%, ẩm độ không khí thích hợp khoảng 65 - 70%, ẩm độ cao hơn 85% cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập.
- Thổ nhưỡng: Do cây cúc có bộ rễ phát triển cạn, rễ chùm nên cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
3. Yêu cầu dinh dưỡng
Các nguyên tố N, P, K,Ca, Mg và vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, Bo có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa.
- Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa, đạm nhiều sâu bệnh phát triển và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa.
- Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra muộn. Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.
- Kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần K thời kỳ phân hoá mầm hoa.
- Các nguyên tố vi lượng: Cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay thế được như Fe, Zn, B, Mn, Cu…
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Giống và tiêu chuẩn giống :
Cụ thể: Độ tuổi cây trong vườn ươm nếu trời ấm từ 12-15 ngày, nếu trời lạnh từ 18-20 ngày; chiều cao cây: 5-8cm; đường kính cổ rễ: 2,5-4mm; có 6-8 lá thật. Cây phải khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.
2. Chuẩn bị đất trồng
Cúc là cây trồng cạn, không chịu được ngập úng, do đó đất trồng phải cao ráo tơi xốp, thoát nước tốt. Đất thích hợp cho sự phát triển của cây cúc là đất thịt nhẹ, đất pha sét, đất đỏ bazan,...có độ p
H khoảng từ p
H = 5,8 – 6,8, độ dẫn điện khoảng từ 0,8 – 1m
S/cm cho cây con và khoảng từ 1,2 - 1,5m
S/cm cho cây lớn.
Đất được cày phơi ải từ 7-10 ngày sau mỗi vụ trồng, cày sâu 35-45 cm, bừa nhỏ mịn, khử tuyến trùng bằng Ethoprophos 10% (2-3 kg Mocap hạt/1000m2), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (3 kg/1000m2)
Lên luống cao 20-25cm, rò rãnh 1,2m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.
3. Phân bón và cách bón phân:
a.Nếu bón phân theo phương thức canh tác thông thường:
Nhu cầu phân bón cho cây hoa cúc trong 1vụ/1000m2 như sau:
- Phân hữu cơ: 200–300kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc bounceback, Dynamic…). Hoặc có thể sử dụng phân chuồng hoai mục: 10 – 12 m3.
- Trichoderma: 1kg
- Magie Sulphate: 5kg
- Vôi: 70 - 100 kg, tùy theo độ p
H của đất
- Phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 250kg N – 160kg P2O5 – 200kg K2O
Có thể sử dụng phân đơn (ure, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP, …) quy đổi theo liều lượng nguyên chất như trên.
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi, lân vi sinh, Magie Sulphat, ½ P2O5. Lưu ý: không bón vôi chung với các loại phân bón như trên)
+ Bón thúc:
Lần 1: 8kg N – 2kg P205 – 2kg K20. Bón thúc sau trồng từ 10 – 15 ngày.
Lần 2: 8kg N – 2kg P205 – 4kg K20. Bón thúc sau trồng từ 30 – 35 ngày.
Lần 3: 5kg N – 2kg P205 – 7kg K20. Bón thúc sau trồng từ 50 – 55 ngày.
Lần 4: 4kg N – 2kg P205 – 7kg K20. Bón thúc sau trồng từ 70 – 75 ngày.
Lưu ý: Không bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá, không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 giờ đến 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón song cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón. Rải phân bón bằng tay nhưng không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá và cháy ngọn, nếu tưới nước không kịp thời sẽ bị cháy lá
Có thể bổ sung một số phân vi lượng, bón phân vi lượng tùy thuộc vào tính chất, thành phần của đất và các biểu hiện thiếu vi lượng của cây trồng như sau:
- Mg
SO4: 10kg/1000m2
- Fe
SO4: 1 – 2kg/1000m2.
- Zn
SO4: 1 - 2kg/1000m2.
- Mn
SO4: 1 - 2kg/1000m2.
- Cu
SO4: 0.5 - 1kg/1000m2.
- Na2Mo
O4: 0.5 - 1gr/1000m2
Ngoài ra trong quá trình canh tác có thê bổ sung thêm một số loại phân bón qua lá, tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây. (Có thể sử dụng rong biển, Protifer, bud booster, super humic, caltrac, bortrac…)
Hoa cúc Đà Lạt với hình dáng và màu sắc đa dạng đang được rất nhiều người ưa chuộng. Vì vậy mà rất nhiều bạn muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt để gia tăng thu nhập gia đình hay đơn giản là tự trồng để trang trí cho khu vườn của mình.
Biết được mong muốn này của các bạn nên trong bài viết này bacquangnamvtc.edu.vn sẽ hướng dẫn cho mọi người một kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt đơn giản và hiệu quả nhất mà chúng tôi tìm hiểu được. Chúng ta hãy cùng bắt đầu ngay vào bài viết với một số những đặc điểm của loại hoa này nhé!
Mục Lục
Kỹ thuật trồng hoa cúc đà lạtĐặc điểm hình thái của hoa cúc đà lạt
Thân:Hoa cúc Đà Lạt là loại cây thuộc thân họ cúc, nhỏ có vỏ màu xanh và phân nhánh. Có nhiều mần mọc từ gốc hoặc kẽ láLá:Hoa cúc Đà Lạt có lá màu xanh đậm thuôn nhọn dần về đầu.Hoa:Màu sắc của hoa cúc đà lạt rất đa dạng như đỏ, tím, hồng, trắng… có nhiều cánh nhỏ, mịn và mềm.Đặc điểm sinh lý, sinh thái của hoa cúc đà lạt
Trồng hoa cúc đà lạt thì thích hợp nhất là trong điều kiện mát mẻ, nhiều ánh sáng và là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh với nhiệt độ phù hợp nhất từ 15 – 20 độ C. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì hoa cây sẽ cho hoa quanh năm.
Cách lựa chọn hoa cúc đà lạt
Tùy vào ý thích và nhu cầu sử dụng của bạn mà có thể trồng hoa cúc đà lạt vào các chậu nhỏ để trưng bày, hay có thể cắt gốc để cắm điểm cùng với một số loại hoa khác để tạo thêm màu sắc cho chậu hoa, đặc biệt vào dịp tết.
Kỹ thuật trồng hoa cúc đà lạt
Kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt khá đơn giản chỉ với năm bước mà cách chăm sóc phù hợp là các bạn đã có cho mình một chậu hoa ưng ý rồi. Vậy 5 bước đó là gì? Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
1, Chuẩn bị giống hoa cúc đà lạt
Đầu tiên là kỹ thuật chuẩn bị giống. Chúng ta nên sử dụng các giống cúc mới được nhân tạo, nhập nội của các nước như Hà Lan, Nhật Bản phù hợp với thị hiếu của bạn hay người tiêu dùng như hoa cúc cành nhiều bông và cúc đơn.
Với cây con khi đem trồng phải có 6-10 lá, cao từ 5-6 cm; cây giâm cành thì phải cao từ 7-8cm và có 6-8 lá. Cây giống cần đồng đều, đặc biệt là không bị nhiễm bệnh và mang đầy đủ những đặc điểm của giống giúp chúng phát triển một cách tốt nhất.
2, Chuẩn bị đất trồng hoa cúc
Trong kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt thì chuẩn bị đất cũng là một công đoạn rất quan trọng mà nhiều người không chú ý.
Đất để trồng hoa cúc đà lạt phải được cày sâu, bừa kỹ, phơi ải rồi lên luống cao từ 20-30cm. bón phân lót trước khi trồng khoảng 15-20 ngày. Để cây phát triển mạnh, bạn nên bón nhiều phân chuồng ủ hoai mục, như vậy sẽ giúp cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho bền cây và cho chất lượng hoa tốt hơn.
3, Thời vụ trồng hoa cúc đà lạt
Để kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt đạt hiệu quả cao nhất thì các bạn cần xác định khoảng thời gian mà nhu cầu thị trường cao để thu hoạch và từ đó tính toán thời gian trồng phù hợp.
Để có hoa vào tháng 6,7,8 thì bạn cần trồng cây vào tháng 3, 4, 5. Còn đối với vụ thu để có hoa bán vào tháng 9, 10, 11 thì bạn trồng vào tháng 5, 6, 7. Vụ Thu Đông nên để có hoa bán vào tháng 12, 1 thì bạn trồng vào tháng 8, 9. Vụ Đông Xuân trồng tháng thì trồng vào tháng 10, 11 để thu hoạch vào tháng 2, 3.
Hoa cúc là một giống hoa phổ biến ở Việt Nam và được người dân sử dụng rất nhiều trong các dịp lễ. Hãy cùng bacquangnamvtc.edu.vn ...
4, Mật độ, khoảng cách trồng hoa cúc
Cách trồng hoa cúc Đà Lạt, với cây đơn, 1 bông/cây: Vàng Đài Loan, vàng hè, CN43, CN42 nên trồng với mật độ 400.000 cây/hạ với khoảng cách 12 x 15 cm; Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành) nên trồng với mật độ 300.000 cây/ha với khoảng cách giữa các cây là 15 x 18 cm.
5, Phân bón cho cây hoa cúc đà lạt
Trong kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt thì đây là kỹ thuật quan trọng có nhiệm vụ giúp cây phát triển đồng đều nâng cao năng suất và chất lượng hoa.
Khối lượng tính cho 1 sào ( 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai, 30 kg supe lân, 10kg urê, 10 kg Kali clorua. Theo đó cách bón phân sẽ được tiến hành như sau: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 khối lượng supe lân và 1/3 lượng kali.
Lượng phân còn lại dùng để bón thúc và chia và bón đều làm 3 đợt. Bạn có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân cùng với đó xới xáo, tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh hay phun sương. Có như vậy cây mới phát triển đều.
Chăm sóc hoa cúc đà lạt
Cách chăm sóc hoa cúc Đà Lạt rất đơn giản. Bạn cần làm cỏ thường xuyên cho cây. Việc vun xới chỉ nên thực hiện khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn thì cần phải hạn chế. Với cúc đà lạt đơn thì phải tỉa cành bấm nụ phụ, còn các bông để chùm thì tỉa ngắt bỏ nụ chính để các nụ bên phát triển và cần tỉa bỏ cành tăm.
Các biện pháp kỹ thuật đặc biệt khi trồng hoa cúc trái vụ
Kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt, bạn cần chú ý đến lượng ánh sáng để thúc đẩy sự phân hóa mầm và ra hoa bằng cách che nắng cho cây 3-4 giờ vào thời gian từ 16 đến 19 giờ hàng ngày. Và che liên tục trong 15 ngày, cây sẽ phân hóa mầm và ra hoa theo ý muốn.Để cây không phân hóa mầm và nở hoa sớm các bạn nên sử dụng bóng điện loại 100W treo cách hoa cúc khoảng 50 cm, thay đổi theo độ lớn của cây với mật độ 10m2 một bóng và chiếu từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng.Kỹ thuật trồng hoa cúc đại đóa có gì khác biệt so với các giống cúc thông thường? Hãy cùng bacquangnamvtc.edu.vn điểm qua cách làm ...
Thu hái hoa cúc đà lạt
Trong kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt thì việc thu hoach chúng ta cũng cần hết chức chú ý để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoa.
Xem thêm: Top 12 Cách Làm Sáng Bạc Bị Đen Xỉn Màu, Cách Làm Sáng Bạc Bị Đen Đơn Giản Tại Nhà
Kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt rất đơn giản phải không các bạn? Có lẽ với bài viết này các bạn đã nắm được cách trồng và chăm sóc hoa cúc Đà Lạt rồi. bacquangnamvtc.edu.vn chúc các bạn sớm trồng trồng cho mình được những cây hoa cúc đẹp nhất. Tạm biệt và hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau!