Kỹ thuật phối giống ảnh hưởng rất lớn đến số lượng heo con đẻ ra trong một lứa. Người phối giống phải nắm chắc các thao tác kỹ thuật và số lần phối giống, cũng như xác định thời điểm phối thích hợp nhất cho heo nái.

Bạn đang xem: Cách phối giống heo nái được nhiều con nhất


Thời điểm động dục

Chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nên chú ý rằng nếu heo nái động dục kéo dài 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 - 12 giờ trước khi kết thúc chịu đực, tức là 37 - 40 giờ sau khi bắt đầu động dục, tổng số trứng rụng trong 1 chu kỳ khoảng trên dưới 20 trứng. Trứng rụng kéo dài 10 - 15 giờ hoặc dài hơn. Trong ống dẫn trứng trứng có khả năng thụ thai chỉ 8 - 10 giờ sau khi rụng. Sau khi phối giống, trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng và thụ tinh ở đó. Tinh trùng sau khi được đưa vào cơ thể gia súc cái phải mất 2 - 3 giờ mới di chuyển được lên 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục cái khoảng 45 - 48 giờ nhưng thời gian tinh trùng có năng thụ thai chỉ 20 - 24 giờ đầu.

Như vậy cần phối giống cho heo vào thời điểm trước khi trứng rụng 1 - 2 giờ, nghĩa là 34 - 35 giờ sau khi heo nái động dục (giữa giai đoạn chịu đực).

Thời điểm phối giống

Phối giống lần đầu (phối giống cho heo cái hậu bị): Điều kiện cần và đủ để phối giống cho heo cái hậu bị là heo phải đạt đủ tháng tuổi và khối lượng cần thiết.

Tuổi phối giống lần đầu đối với heo cái giống nội là 7 - 7,5 tháng tuổi và giống lai (ngoại x nội) và giống ngoại là 7,5 - 8 tháng tuổi. Khối lượng phù hợp khi phối giống: Heo Móng Cái là 50 - 55 kg, heo lai (Yorkshire/Landrace x Móng Cái) là 75 - 85 kg, heo ngoại là 110 - 130 kg. Đối với tất cả các giống heo, không bao giờ cho phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể heo phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng trong lần động dục đầu tiên ít... nếu phối giống thì số con đẻ ra sẽ ít. Nên phối giống khi heo cái hậu bị đã qua 2 hoặc 3 chu kỳ động dục. Cần xác định chính xác thời điểm mê ì ở heo cái hậu bị để cho phối giống ngay. Sau đó cho phối lại lần thứ 2 cách lần phối đầu khoảng 12 giờ. Cần phải ghi lại ngày phối giống để dự đoán được ngày heo đẻ.

Phối giống cho heo nái rạ (heo đã đẻ từ lứa 2 trở đi): Heo mẹ sau cai sữa khoảng 4 - 6 ngày sẽ có hiện tượng động dục trở lại. Cần theo dõi, quan sát kỹ và xác định chính xác thời điểm mê ì ở heo để chuẩn bị phối giống. Khi phát hiện trạng thái mê ì ở heo nái, chưa phối giống ngay như ở heo cái hậu bị, mà phối giống lần 1 trong vòng 10 - 12 giờ kể từ khi phát hiện heo mê ì. Để heo nái đẻ sai con nên phối lặp lại lần 2 khoảng 10 - 12 giờ sau lần phối thứ nhất. Cần phải ghi chép ngày phối giống để dự đoán được ngày heo đẻ.


*

Chọn thời điểm phối giống thích hợp làm tăng tỷ lệ thụ thai cho heo - Ảnh: Xuân Trường

Phối giống trực tiếp

Ưu điểm:Dễ thực hiện, không cần đầu tư kỹ thuật, dụng cụ và trang thiết bị phối giống mà tỷ lệ thụ thai vẫn cao. Nếu chất lượng đực giống tốt và khai thác với cường độ phù hợp sẽ sinh được nhiều heo con.

Nhược điểm:Tốn công để vận chuyển heo đực, khả năng lây bệnh trực tiếp từ heo đực sang heo nái cao, không phối được cho nhiều heo nái cùng một lúc, không dùng được đực giống tốt vì chênh lệch quá lớn về khối lượng giữa heo đực và heo cái.

Thụ tinh nhân tạo

Ưu điểm:Heo nái sẽ nhận được tinh dịch của các con đực giống tốt đã qua chọn lọc, không phải vận chuyển heo đực, không bị hạn chế về chênh lệch tầm vóc heo, một lần khai thác tinh có thể dùng để phối cho nhiều heo nái.

Nhược điểm:Cần có người đã qua đào tạo kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ việc phối giống. Heo đực lấy tinh nhân tạo cần phải khỏe mạnh và đã qua kiểm tra chất lượng tinh.Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo: Tinh dịch cần phải được bảo quản tốt ở nơi mát (khoảng 200C), tránh tác động của ánh sáng, tránh xóc hoặc lắc mạnh lọ tinh. Lọ tinh không dập nứt, không sủi bọt.

Các bước thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo như sau:

- Chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh, bao gồm: Dụng cụ (lọ, túi) đựng tinh dịch, dẫn tinh quản và bộ phận tạo áp lực đẩy tinh dịch (quả cầu bơm hoặc xi-lanh).

- Luộc sạch các dụng cụ dẫn tinh trong nước sôi 15 phút, vẩy ráo nước, để nguội.

- Vệ sinh vùng âm hộ heo, vuốt nhẹ vào lưng cho heo nái đứng yên. Bôi vaseline vào dẫn tinh quản và cửa âm hộ heo nái.

- Làm ấm tinh dịch lên 35 - 370C bằng cách nắm lọ tinh trong lòng bàn tay một lúc.

- Massage nhẹ nhàng vào vùng mông hoặc âm đạo heo nái để chúng đứng yên. Mở rộng âm đạo heo nái, đưa đầu dẫn tinh quản vào âm hộ heo nái, chú ý đưa chếch lên phía trên, đồng thời lắc nhẹ và ngồi ngược lên lưng heo hoặc đè bàn chân lên lưng heo.

- Tiếp theo đưa dần tinh quản vào sâu trong âm đạo hết cỡ đến cổ tử cung (25 - 30 cm) thì kéo lùi lại, đưa và xoay nhẹ dẫn tinh quản, lắp ống bơm hay lọ tinh bằng nhựa và bơm tinh dịch vào trong.

- Trường hợp dùng lọ đựng tinh bằng nhựa nên bóp nhẹ lọ tinh để heo nái tự hút tinh dịch.

- Trường hợp dùng dẫn tinh quản đầu xoắn cần xoay dần theo chiều ngược kim đồng hồ, xoay chiều ngược lại để rút ra.

Để thụ tinh cho heo thành công, người nuôi cần chú ý đến một số lưu ý sau:

- Thời gian thụ tinh cho heo khoảng 5 - 10 phút.

- Sau khi dẫn tinh xong cần ngồi trên lưng heo nái thêm 3 - 5 phút để tinh dịch chảy hết vào trong rồi mới rút dẫn tinh quản ra.

- Vệ sinh dụng cụ thụ tinh cho heo bằng xà phòng thật kỹ sau khi thụ tinh.

- Không làm tổn thương thành tử cung của heo nái trong quá trình thụ tinh.

- Tinh dịch phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 200C trong tủ chuyên dụng, có nhiệt kế để đo nhiệt độ, kiểm tra hoạt lực của tinh dịch trước khi phối.

Làm thế nào để có thể phối giống heo đạt chuẩn, tăng khả năng thụ thai và đậu con nhiều? Đây là một trong những vấn đề mà nhiều người chăn nuôi luôn băn khoăn. Các kỹ thuật phối giống heo được ra đời, giúp phát hiện đúng thời điểm thụ thai, cho năng suất sinh sản vượt trội. Tham khảo bài viết sau đây để biết rõ hơn về kỹ thuật này!

Nhận biết thời điểm heo lên giống

Ở tất cả các giống heo, người ta thường không cho phối giống ngay từ lần động dục đầu tiên. Bởi lúc này, cơ thể heo chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ, số trứng rụng cũng không nhiều. Nếu phối giống thì số lượng con sẽ ít và có nguy cơ nhiễm bệnh, sinh non cao. Chính vì thế, người chăn nuôi cần quan sát, theo dõi để phát hiện chu kỳ động dục của heo và tiến hành phối giống chính xác.

Phát hiện chu kỳ động dục ở heo

Đối với heo cái hậu bị, tức là heo chưa từng đẻ lứa nào thì người chăn nuôi cần quan sát toàn bộ quá trình trưởng thành, ghi chép tỉ mỉ để phát hiện được chu kỳ động dục đầu tiên.

Thông thường, heo cái sẽ động dục lần đầu vào khoảng 4 đến 5 tháng tuổi, trọng lượng đạt khoảng 30 đến 40kg. Một số giống heo ngoại lai sẽ động dục muộn hơn, có thể 6 – 8 tháng tuổi, khối lượng đạt từ 100 đến 110kg.

Chu kỳ động dục của heo trung bình khoảng 21 ngày, dao động từ 17 đến 23 ngày. Mỗi lần động dục sẽ kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Heo nái đã sinh con và cai sữa sau 4 đến 6 ngày sẽ động dục trở lại.

Người chăn nuôi cần theo dõi, ghi chép lại cẩn thận các mốc thời gian này để áp dụng kỹ thuật phối giống heo chuẩn xác.

*

Phát hiện thời điểm động dục ở heo nái để đạt được kết quả phối giống tốt nhất

Tham khảo sản phẩm: Tủ bảo quản tinh heo

Kỹ thuật phát hiện heo nái động dục

Phát hiện heo nái động dục là một bước cực kỳ quan trọng, quyết định lớn đến khả năng thụ thai và số lượng con sinh ra. Khi heo đã đạt đến thời gian động dục (trừ lần động dục đầu tiên), người chăn nuôi cần kiểm tra heo nái mỗi ngày ít nhất 2 lần và cách nhau 12 giờ.

Nên kiểm tra vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều, vì đây là thời điểm heo thường có biểu hiện động dục rõ ràng nhất.

Thời gian động dục sẽ kéo dài từ 3 đến 4 ngày, người chăn nuôi cần quan sát kỹ để nhận biết đâu là thời gian phối giống chính xác nhất.

Biểu hiện động dục ở heo nái

Thông thường, vào ngày động dục thứ nhất, heo nái sẽ đi lại, kêu rít, muốn nhảy ra khỏi chuồng. Đồng thời, heo cũng kén ăn hoặc bỏ máng, nếu có người sờ mó thì né tránh, bỏ chạy. Quan sát thấy âm hộ heo sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng và có nước nhờn lỏng, trong chảy ra ngoài.

Vào ngày thứ hai, buổi sáng heo sẽ ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lưng con khác. Tuy nhiên chưa chịu đứng yên khi có heo khác nhảy lên lưng.

Đến chiều, âm hộ đã bớt sưng, chuyển sang hồng nhạt, có vết nhăn mờ, đồng thời nước nhờn đã chuyển sang dạng keo dính.

Lúc này, kiểm tra xem heo đã bắt đầu chịu đực (mê ì) chưa bằng cách xoa vuốt từ hàng vú cuối cùng lên lưng heo, sau đó ấn lên lưng. Khi thấy heo đứng ì, hai tai vểnh lên, tư thế sẵn sàng mê ì thì người chăn nuôi hãy tiến hành phối giống với heo đực hoặc dẫn tinh để đạt kết quả tốt nhất.

Đến ngày thứ ba thì trạng thái mê ì đã giảm dần, càng về cuối ngày thì càng không thích gần heo đực nữa. Âm hộ bắt đầu teo dần, trở về bình thường, nước nhờn chảy ra ít, màu trắng đục, không dính và đuôi che úp âm hộ.

*

Áp dụng kỹ thuật phối giống giúp heo đẻ được nhiều con, khỏe mạnh và hạn chế bệnh hơn

Hướng dẫn quy trình phối giống heo truyền thống

Cách phối giống heo lần đầu

Điều kiện tiên quyết để phối giống heo lần đầu đó là đã đủ tháng tuổi và cân nặng cần thiết. Như đã đề cập, thời điểm phối giống cho heo thích hợp nhất đó là khoảng 7 – 7,5 tháng tuổi đối với giống nội, giống ngoại thường là 7,5 – 8 tháng tuổi. Khối lượng khoảng 50 đến 110kg tùy vào từng giống heo.

Tuyệt đối không bao giờ cho phối giống heo ngay từ lần động dục đầu tiên. Bởi lúc này, cơ thể heo chưa hoàn toàn phát triển, số trứng rụng không nhiều sẽ cho ra số lượng con ít. Tốt nhất là nên cho phối giống khi heo đã trải qua 2 đến 3 chu kỳ động dục.

Cần xác định được thời điểm mê ì để phối giống ngay và thực hiện lại lần 2 sau 12 giờ.

Ghi chép lại ngày phối giống để xác định được thời gian heo đẻ.

Phối giống cho heo nái rạ

Heo nái rạ là heo nái đã đẻ từ 2 lứa trở đi, sau khi sinh và cai sữa khoảng 4 đến 6 ngày là có thể động dục trở lại. Khi phát hiện trạng thái mê ì thì không nên phối giống ngay mà phải chờ 10 đến 12 tiếng để phối lần 1. Tiếp tục lặp lại phối lần 2 sau 12 tiếng để heo nái đẻ sai con.

Ghi chép lại ngày phối giống để xác định được thời điểm heo đẻ.

Thụ tinh nhân tạo trên heo nái và kỹ thuật phối giống heo

Thụ tinh nhân tạo trên heo nái là hình thức phối giống không có sự tiếp xúc giữa 2 cá thể đực, cái. Hiện nay, có 3 kỹ thuật phối giống heo nhân tạo được áp dụng đó là:

Kỹ thuật phối giống heo đơn

Dùng tinh trùng của một con đực bơm vào thời điểm rụng trứng của heo nái và chỉ bơm 1 lần duy nhất.Cách làm này cần phải canh chính xác thời điểm rụng trứng nhiều, nếu không sẽ khó thụ thai hoặc đẻ ít con.

Kỹ thuật phối lặp

Dùng tinh trùng của một con đực bơm vào con cái nhiều lần.Mỗi lần cách nhau 12 – 24 giờ sẽ cho ra kết quả cao hơn so với cách phối đơn.

Kỹ thuật phối giống heo kép

Dùng tinh trùng của 2 – 3 con đực cùng giống hoặc khác giống hòa trộn trong 1 lần bơm.Ngoài ra, cũng có thể bơm từng loại cách nhau 5 – 10 phút.

Tham khảo thêm bài viết: Chia sẻ kỹ thuật phối tinh heo đem lại hiệu quả kinh tế cao

Ưu và nhược điểm của các kỹ thuật phối giống

Ưu điểm của kỹ thuật phối giống heo

Đây là một kỹ thuật phối giống ít tốn kém chi phí và khá an toàn khi đưa nguồn gen mới, quý hiếm vào thử nghiệm.

Tinh dịch của các con heo đực giống có năng suất sao, chất lượng thịt tốt được lưu trữ và bảo quản ở ngân hàng tinh dịch. Giúp người chăn nuôi có thể tiếp cận được các nguồn gen có nhiều ưu điểm, nhằm đem lại năng suất cao.

Thụ tinh nhân tạo cho phép heo tăng năng suất sinh sản lên gấp nhiều lần, thuận tiện hơn trong việc kiểm soát, cải tiến, di truyền giống. Từ đó, tạo ra các lứa heo sau này đảm bảo tính đồng đều về chất lượng và thể trạng.

Nhược điểm của kỹ thuật phối giống heo

Mặc dù mang nhiều ưu điểm, thế nhưng kỹ thuật phối giống nhân tạo này cần người có tay nghề, chuyên môn cao để thực hiện. Dung dịch, môi trường bảo quản tinh dịch có giá thành khá cao. Ngoài ra, cũng cần phải xác định thời điểm phối giống cho heo chính xác để đạt năng suất cao.

Một số lưu ý khi phối giống heo

Trước khi tiến hành quy trình phối giống heo, người chăn nuôi cần xác định phương pháp mình sẽ áp dụng là gì. Hiện nay có 2 cách phối giống heo phổ biến đó là phối giống trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. Mỗi cách phối đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào điều kiện tài chính mà người chăn nuôi quyết định nên chọn phương pháp nào.Nên chọn giống heo đực cao sản như Duroc, Pietrain, Landrace sẽ cho ra lứa heo con thương phẩm, thịt có tỷ lệ nạc cao 52 – 55%.Đối với heo phối giống nhiều lần không đậu, người chăn nuôi cần đảm bảo sức khỏe, tinh thần cho cả con đực và cái, cải thiện chất lượng chuồng trại. Ngoài ra cũng nên tìm hiểu thêm các nguyên nhân khiến heo phối giống nhiều lần không đậu để có cách khắc phục kịp thời.Nên tiêm phòng cho heo định kỳ các loại vắc xin như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, sảy thai truyền nhiễm.Tiêm phòng cho heo nái trước khi phối giống từ 10 đến 15 ngày hoặc sau khi cai sữa. Tuyệt đối không tiêm vào tháng thứ nhất và thứ tư vì có thể làm chết thai, sảy con.Nên theo dõi lịch tiêm các vắc xin phòng bệnh khác như tai xanh, lở mồm long móng của cơ quan thú y địa phương.

*

Nên tiến hành tiêm các loại vắc xin cho heo định kỳ để tránh nguy cơ gây bệnh về sau

Các sản phẩm hỗ trợ cho phối giống heo

Ngoài các kỹ thuật phối giống thì người chăn nuôi cần trang bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ phối giống như giá đỡ, súng phối giống,… Những sản phẩm này đều được bày bán tại các cửa hàng phân phối dụng cụ chăn nuôi.

Xem thêm: Giải Đáp: Làm Lại Máy Xe Dream Hết Bao Tiền ? Nên Làm Lại Hay Thay Mới Cả Bộ

Kỹ thuật phối giống heo bài bản ra đời giúp người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc theo dõi, chăm sóc heo giai đoạn động dục và thụ thai. Để từ đó có được lứa heo con năng suất, chất lượng, giảm thiểu nhiều nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh so với trước đây. Ngoài ra, có thể tìm mua dụng cụ hỗ trợ phối giống tại Siêu thị thiết bị chăn nuôi – bacquangnamvtc.edu.vn và nhờ tư vấn về các kỹ thuật tốt nhất.