Bưởi diễn là một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng nhiều năm trở lại đây, dòng bưởi này có vị ngọt mát như đường phèn, mọng nước và mang hương vị khác biệt. Tuy nhiên để tạo được bưởi ngon, có vị ngọt đúng chuẩn thì cần phải áp dụng kỹ thuật trồng bưởi diễn bài bản. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bà con cách trồng cây bưởi và chăm sóc bưởi diễn sao cho cây sai trái, đạt chất lượng tốt nhất, mang đến giá trị kinh tế cao.

Bạn đang xem: Kỹ thuật trồng cây bưởi diễn

*


1. Giới thiệu bưởi Diễn

Trước kia giống bưởi diễn được liệt vào danh sách trái cây quý hiếm chỉ dùng để tiến vua và các cụ từng có câu “Cam Canh, Bưởi Diễn, Dưa Đăm, Hồng Xuân Đỉnh” đều thuộc hàng đặc sản tại đất Từ Liêm, Xuân Đỉnh, Hà Nội. Loại quả quý này còn được nhiều nhà quyền quý tìm mua không chỉ bởi vị ngọt mát, thanh thanh mà còn sở hữu mùi hương thơm đặc trưng khó cưỡng. Mỗi nhà chỉ cần để 2 đến 3 quả trên bàn thờ tổ tiên là căn nhà lúc nào cũng có hương thơm phảng phất của bưởi.

Cho đến tận ngày nay, bưởi Diễn vẫn là thứ quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả của người Hà Thành. Đặc biệt, vài năm trở lại đây nhu cầu mua bưởi Diễn của người dân các tỉnh lân cận cũng tăng cao khiến việc tìm mua bưởi chính gốc trở nên khan hiếm hơn. Bên cạnh đó, giá bưởi Diễn cũng vì vậy mà thay đổi theo năm.

Cây bưởi Diễn có nguồn gốc từ xã Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội có đặc điểm là lá nhỏ, thân cây thấp, tán rộng. Khi đến tuổi trưởng thành cây cũng không cao quá 4m, vỏ của cây màu vàng nhạt, ít gai hơn các giống bưởi khác. Đặc trưng dễ nhận biết nhất là quả bưởi khi chín có màu vàng ươm, quả càng để héo càng ngọt thanh, đậm.

Đặc điểm nhận biết của cây bưởi Diễn:

Cây bưởi diễn thuộc thân cây gỗ, có chiều cao trung bình, cao khoảng 3-4m. Vỏ cây có màu vàng xen lẫn xám tro, cây ít gai nhưng gai dài, sắc.Lá bưởi có màu xanh đậm, lá dày, to bản, hình mác thuôn dài khoảng 10-15cm.Hoa mọc thành chùm, hương thơm dễ chịu, mỗi chùm có từ 6 đến 10 cụm hoa.Quả bưởi diễn thường to tròn đều, vỏ nhẵn, mỏng và khi chín có màu vàng ươm bắt mắt. Khối lượng quả đạt khoảng 1 – 1,3kg. Khi bổ ra vỏ mỏng, tép mọng nước, mùi thơm mát. Bưởi sau khi cắt có thể để héo trong nhà từ 1-2 tháng, vỏ bưởi teo dần chứ không hư hỏng.

2. Điều kiện trồng bưởi Diễn

Để quả đạt chất lượng tốt nhất, người trồng bưởi cần quan tâm tới những điều kiện thiết yếu như sau:

– Đất: Chọn đất là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng bưởi diễn. Đất trồng phải đảm bảo có dày từ 1m trở lên, tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Tránh trồng cây ở những nơi nhiều gió, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn và đậu quả. Một số giải pháp khi trồng bưởi ở cánh đồng trống nhiều gió là xây các rào chắn, hoặc trồng một số hàng rào cây cản gió.

Đối với những mảnh đất dễ ngập úng vào mùa mưa cần xây dựng hệ thống thoát nước tốt. Khu vực có dốc cao cần thiết kế hình bậc thang để tránh nước mưa làm trôi màu và chất dinh dưỡng của đất.

– Khí hậu: Cây bưởi diễn là cây ưa khí hậu ở nơi có 4 mùa rõ rệt, nhiệt trung bình vào khoảng 25 – 30 C sẽ cho trái tốt nhất. Đây là kiểu khí hậu tiêu biểu của miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, nên bưởi trồng ở đây sẽ sai trái và có hương vị ngọt đậm đà hơn.

3. Chọn cây giống

Một cây bưởi cho hiệu quả kinh tế từ số lượng đến chất lượng cần phải được tuyển chọn kỹ trước khi đem trồng. Những cây này phải đáp ứng được các đặc tính di truyền và sức chống chịu. Khi chọn giống bưởi diễn cần phải đạt các yêu cầu sau:

Cây tươi tốt, khỏe mạnh, không bị cò lá, sâu bệnh.Chiều cao cây vừa đủ, không quá to cũng không quá nhỏ (chiều cao chuẩn khoảng 40- 50cm).Bầu rễ chắc chắn cân đối, đảm bảo rễ còn nguyên không bị hư tổn, rễ không bị thối, bị nấm sâu bệnh.

*

Đây được đánh giá là những tiêu chuẩn đầu tiên bà con cần quan tâm, trong kỹ thuật trồng bưởi diễn để mang lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí.

Riêng đối với chọn giống bưởi chiết thì cần chọn cây đã đem trồng khoảng 2 tháng, phải có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành. Cây bắt đầu bén rễ sẽ cho tỉ lệ sống sót cao hơn. Cây chiết sẽ cho quả nhanh và phát triển ổn định hơn.

Để chọn được giống tốt bà con cần lưu ý không nên mua giống ở ngoài chợ hoặc rao bán tràn lan trên mạng. Mà bà con nên đến tận vườn giống để chọn sẽ đánh giá được đúng thực trạng và chất lượng của cây giống như thế nào.

4. Kỹ thuật trồng bưởi Diễn

Cách chăm sóc bưởi diễn cũng cần trải qua nhiều công đoạn và khá cầu kỳ. Bà con cần phải nắm rõ những đặc điểm dưới đây để nhân giống thành công loại bưởi này.

Thời vụ trồng bưởi Diễn

Bưởi diễn trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8, 9). Bà con nên chọn thời điểm mát mẻ, ít mưa, nhiệt dao động từ 20 – 30 C sẽ tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của cây.

Kỹ thuật làm đất

Công việc cụ thể bao gồm: San đất bằng phẳng, thiết kế vườn trồng, bón phân và làm rãnh thoát nước, tưới tiêu…

Đối với những hộ gia đình chuyển đổi hình thức canh tác từ cây lương thực hoặc vườn bỏ hoang sang cây ăn quả, thì đều cần quá trình làm sạch đất. Bà con cần san ủi mặt bằng, đôn đất hoặc san đất thành mặt phẳng, làm sạch cỏ và tạp chất để dễ dàng thiết kế vườn trồng.

Nên làm luống cao cách mặt đất 20 – 30 cm hai bên tạo thành rãnh thoát nước. Đối với đất chua nên rắc vôi bột để cân bằng PH đồng thời bón phân và phơi đất trước khi trồng cây. Việc này sẽ giúp cho cây bưởi dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.

Kỹ thuật đào hố

Cách trồng bưởi diễn tốt nhất là đào hố có kích thước rộng từ 1 – 1,2m sâu khoảng 1m. Nếu khu vực đất cứng, xấu thì nên đào hố rộng hơn để cho thêm phân bón lót.

Để cho cây bưởi diễn mới trồng phát triển bộ rễ hoàn thiện và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, bà con nên bón lót đầy đủ vào hố trồng. Mỗi hố sẽ cho khoảng 30-40kg phân chuồng cùng 5 – 7kg men vi sinh EM 1 + lân và thêm vôi bột để cân bằng PH về ngưỡng thích hợp (6-6.5).

*
Men vi sinh EM 1

Toàn bộ phân bón lót được trộn đều với đất được đào lên từ hố, sao cho khi lấp đất sẽ cao lên khoảng 7 – 10m so với mặt hố. Tâm hố được đánh dấu bằng cọc để sau trồng cây đúng chính giữa. Hố trồng cần phải chuẩn bị trước ít nhất 1 tháng.

Mật trồng bưởi diễn

Điều này sẽ căn cứ vào điều kiện của đất, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 cây là 3 – 4m.

Đối với đất pha cát, đất pha xỉ, ít chất dinh dưỡng khả năng phát triển của cây kém hơn thì bà con nên trồng diện tích 5m x 5m.

Còn đối với đất màu mỡ, nhiều phù sa, có nhiều dưỡng chất để nuôi cây thì bà con trồng tỉ lệ 4m x 4m (tương đương 500 cây/ha).

Ở những vùng dốc, hàng cây được bố trí theo dựa theo khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây.

*

5. Chăm sóc cho cây bưởi Diễn

Kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn cũng không quá cầu kỳ, tuy nhiên người trồng cần phải thường xuyên để ý cũng như học hỏi các phương pháp chăm sóc mới. Cây khi trưởng thành cần phải được bón phân đúng đợt, chăm sóc cây theo đúng tuổi và cắt tỉa thường xuyên để cây đạt năng suất cao nhất.

*

Cây con

Với cây con vừa trồng thường xuyên giữ ẩm vừa phải trong vòng 20 ngày đến 1 tháng đầu để cây bén rễ và phục hồi. Sau đó, tùy điều kiện thời tiết mưa hay nắng mà sẽ có phương pháp tưới tiêu phù hợp. Kỹ thuật trồng bưởi Diễn nên được áp dụng xuyên suốt từ khi cây còn nhỏ cho tới lúc cây trưởng thành.

Thời gian đầu tiên, lượng dinh dưỡng trong hố vẫn còn dồi dào, chỉ cần bón bằng phân ure pha loãng, mỗi lần cách nhau tối thiểu từ 20 – 30 ngày.

Cây đã cho thu hoạch

Cây đã trưởng thành cần nhiều dinh dưỡng hơn, bà con nên tặng lượng phân chuồng lên 50kg + 0,5kg lân 50% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali cho mỗi một gốc bưởi. Đồng thời tưới thuốc nấm xung quanh rễ một năm khoảng 2 đến 3 lần.

*

Kỹ thuật xén tỉa cành

Cây khoảng 50 – 70 cm sẽ cắt ngọn để cây phân 3 – 5 nhánh khỏe mạnh xung quanh gốc. Sau các cành dài lại tiếp tục bấm ngọn để sinh các cành thứ cấp. Khi cây đã lớn, nên cắt tỉa cành già cỗi và lá úa, tạo dáng cho cây. Mỗi cây bưởi chỉ nên cao từ 2,5 – 3m sau sẽ dễ phun thuốc và thu hoạch.

*

Tưới nước

Cây vừa trồng tưới nước giữ ẩm thường xuyên trong tháng đầu. Bà con nên xây dựng hệ thống tưới tiêu quanh gốc để tiện chăm sóc cây. Đối với cây sắp thu hoạch thì nên dừng tưới nước khoảng trước 1 tháng.

*

Lưu ý không nên tưới nước quá nhiều sẽ gây úng cây, thối rễ. Đối với vườn trũng cần phải có hệ thống thoát nước phù hợp.

Bón phân cho cây bưởi

Theo kinh nghiệm trồng bưởi diễn lượng phân bón cho cây phụ thuộc vào tuổi cây, khả năng sinh trưởng và đất nền cụ thể. Cây từ 1 đến 3 năm khi chưa cho thu hoạch mỗi năm sẽ bón khoảng 4 lần theo lượng định mức như sau:

Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân chuồng + 40% đạm + 40% kaliĐợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kaliĐợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kaliĐợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi

Đến khi cây cho trái, lượng phân bón sẽ tăng lên theo tỉ lệ sau:

Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30% kalicloruaLần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 – 5): 20% đạm urê + 30% kalicloruaLần 3: Bón sau khi hái quả khoảng tháng 11 – 12 với 100% phân chuồng 100% phân lân + 40% đạm urê, 40% kali.

Ngoài ra để tăng lượng phân hữu cơ cho cây trồng, bà con cũng có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp từ cá đã được máy thái nhỏ.

*
Máy cắt cá 3A2,2Kw

Cách bón phân:

Đào hố xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán cây với sâu 20 – 30 cm, sau rải phân lên. Còn hỗn hợp đạm + kali + lân thì đem hòa tan rồi tưới lên cùng phân dưới rãnh, cuối cùng lấp đất lại.

6. Thu hoạch

Mỗi năm bưởi diễn chỉ cho trái 1 lần, thời gian thu hoạch bưởi diễn tốt nhất vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm vào thời tiết khô ráo, râm mát. Nên hái quả vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh hái vào giữa trưa nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã của quả.

*

Sau khi thu hoạch bưởi diễn, ngoài việc lấy lõi quả, vỏ quả còn có rất nhiều công dụng như làm mứt, chế biến thành tinh dầu…

*

7. Dịch hại và biện pháp phòng trừ trên cây bưởi Diễn

Bên cạnh kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn bà con nên chú ý tới vấn đề phòng trừ sâu bệnh cho cây hàng năm. Nếu muốn cây khỏe mạnh và cho trái chất lượng thì đây là khâu tối quan trọng.

Để phát hiện dịch hại và có biện pháp phòng ngừa sâu bệnh cho cây mỗi ngày chủ vườn đều nên thăm nom quanh vườn một lần. Khi thấy cây có dấu hiệu bị bệnh nên cắt tỉa cành sâu ngay để tránh lây lan ra cả cây. Nếu bị sâu nặng cần phun thuốc sinh học để đảm bảo trồng bưởi diễn hữu cơ nhất.

Trên đây là kỹ thuật trồng bưởi diễn đã được nhiều địa phương áp dụng và cho hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng bài viết sẽ giúp bà con hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc giống bưởi này.

Mời bà con theo dõi thêm video chia sẻ kinh nghiệm trồng Bưởi Diễn tại Phúc Thọ, Hà Nội

Trồng bưởi diễn cho năng suất thu hoạch cao luôn là điều mà bà con nông dân mong muốn. Tuy nhiên, để cây ra nhiều trái tùy thuộc rất nhiều vào tay nghề, kỹ thuật trồng và chăm bón kỹ càng. Để có cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật, tham khảo những bí quyết dưới đây sẽ giúp ích cho người làm nông.

*
Cây giống bưởi diễn được nhiều nhà vườn ưa chuộng

Nội dung chính

Cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật trong mỗi giai đoạn
Phòng trừ sâu bọ và bệnh hại cho cây bưởi diễn

Sức hấp dẫn của giống bưởi diễn

So với các loại bưởi thông thường, bưởi diễn hấp dẫn nhà nông bởi lớp vỏ mỏng màu vàng ươm, tép bưởi mọng nước và có vị ngọt đặc trưng. Đặc điểm nổi bật nhất của giống bưởi này chính là mùi thơm lan tỏa, tạo cảm giác tươi mới khi thưởng thức.

Giống bưởi diễn chính hiệu thường có trái kích thước vừa, không quá to cũng không quá nhỏ. Trái khi chín thường cầm chắc tay, lớp da vàng trơn láng mịn không sần sùi. Trung bình một trái bưởi diễn nặng khoảng 0.8 – 1 kg.

Khi bổ ra sẽ thấy ngay lớp múi mọng nước, dễ tách rời. Quan trọng nhất, múi bưởi diễn thường chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất thu hút khách hàng trong thời gian gần đây.

Về kinh tế, giống bưởi diễn thường cho năng suất cao nên hấp dẫn các nhà nông. Mỗi vụ mùa trung bình một cây vào giai đoạn thu hoạch cho khoảng 60 – 70 trái. Nhờ đó chất lượng trái thường cao, ổn định và đặc biệt hơn so với các giống bưởi thông thường.

*
Bưởi diễn cho năng suất cao, thu hoạch nhiều trái trong mỗi vụ mùa

Cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật trong mỗi giai đoạn

Bưởi diễn muốn đạt được giá trị kinh tế cao, người nông dân cần chú ý những khâu đầu tiên, quan trọng nhất là: Chọn giống cây, áp dụng kỹ thuật trồng rồi mới chăm sóc theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, các yếu tố góp phần tác động tới quá trình sinh trưởng của cây bao gồm: Đất, nguồn nước cung cấp, khí hậu, phân bón,…Sau khi trồng cây giống, người nông dân cần áp dụng cách chăm sóc bưởi diễn theo từng giai đoạn sau:

Giai đoạn xuống cây giống

Chuẩn bị sẵn hố trồng cây có tỷ lệ 4×5 m hoặc 4×4 m, độ sâu và độ rộng 40cm. Tùy vào kích thước của bầu đất mà sử dụng lượng phân bón chuẩn theo tỷ lệ: 150 – 200g phân chuồng, 80 – 120g phân lân, 50 – 100g vôi bột, 20 – 30g phân NPK 16 – 16 – 8 và 20 – 30g DPA.

Do bưởi diễn là cây giống ưa cạn, lớp rễ non mọc đều đặn cần áp dụng phương pháp tưới tiêu hợp lý để cây không bị ngập úng nước khi mùa mưa lũ xuống.

Bưởi diễn từ năm 1 đến năm thứ 3

Trong giai đoạn này, cây bưởi diễn chưa cho thu hoạch. Nếu cây ra quả bói thì bạn nên cắt tỉa bỏ để cây tập trung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng.

Mục tiêu chăm sóc bưởi diễn từ năm đầu đến năm thứ 3 chính là tăng độ cứng cáp, kích thích rễ con tăng số lượng, thêm chồi mới và tạo bộ khung vững chắc cho cây. Cách chăm sóc bưởi diễn ở thời điểm này phù thuộc vào bón phân theo từng đợt. Cụ thể:

Từ tháng đầu tiên đến tháng thứ 2: Bón phân chuồng (100%), phân lân (100%), và vôi bột (100%).Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 5: Bón phân đạm (40%) và K (40%).Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 8: Bón phân đạm (30%) và K (30%).Từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 11: Bón phân đạm (30%) và K (30%).
*
Cách chăm sóc bưởi diễn tăng độ cứng cáp và tăng số lượng rễ con cho cây

Bưởi diễn từ năm thứ 4 trở đi

Bước vào giai đoạn này, cây bưởi diễn bắt đầu cho quả nên cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nhằm kích thích cây đậu nhiều quả, nâng cao chất lượng quả và cải thiện mức độ ngọt đạt chuẩn. Chăm sóc bưởi diễn từ năm thứ 4 trở đi, người nông dân cần áp dụng bón phân thành từng đợt, cụ thể:

Đợt 1: Khi cây thu hoạch sau và vệ sinh vườn sạch sẽ, tiến hành bón phân chuồng (100%), phân đạm (25%), K (25%) và NPK (40%).Đợt 2: Khi bưởi diễn bắt đầu vào thời điểm ra hoa ở tháng thứ hai, tiến hành bón phân đạm (5%), phân lân (50%), K(25%) và NPK (30%).Đợt 3: Thời điểm sau khi cây kết quả được 1 – 2 tuần, bón phân đạm (25%), phân lân (25%), K(25%) và NPK (30%). Lưu ý, không bón ngay khi quả mới hình thành.Đợt 4: Bưởi diễn ở tháng thứ 9 và 10, bón phân đạm (25%), K (25%) và NPK (50%).Đợt 5: Thời điểm trước khi thu hoạch trái trước ba mươi ngày, bón K (25%) để cải thiện độ ngọt, cho trái bưởi diễn mọng nước hơn.
*
Bón phân đúng thời điểm với liều lượng thích hợp để bưởi có vị ngọt thanh

Cắt tỉa cành và tạo tán cho cây bưởi diễn

Ngoài khâu bón phân thì cắt tỉa cành và tạo tán cho cây bưởi diễn cũng đóng vai trò quan trọng. Việc cắt tỉa đúng thời điểm và định kỳ giúp tán cây thông thoáng, ngăn chặn tình trạng sâu bệnh và loại bỏ cành héo.

Mỗi lần cắt tỉa chỉ nên giữ lại những cành khỏe mạnh, kết hợp với quá trình vun xới cỏ ở xung quanh gốc để đất nuôi cây thông thoáng. Cách này giúp cây dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng trong quá trình bón phân.

Những lưu ý khi chăm sóc cây bưởi diễn trong từng giai đoạn

Đối với người mới trồng giống bưởi diễn chưa có kinh nghiệm, để cây sinh trưởng khỏe mạnh, đậu trái cho năng suất hiệu quả, người nông dân cần lưu ý:

Bón phân cho cây bưởi diễn vào đúng thời điểm, không nên bón quá sớm hay quá muộn. Tránh bón phân vào những thời điểm trời mưa, lũ hay thời tiết quá lạnh, quá nóng cũng không tốt.Liều lượng phân bón cho cây phụ thuộc vào tình hình thực tế của mỗi vùng gieo trồng. Chẳng hạn như: Lượng dinh dưỡng trong đất, nguồn nước cung cấp, sức phát triển của cây. Do đó, người nông dân cần cân đối lượng phân bón sao cho phù hợp để cây hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, không làm chết rễ non.Kỹ thuật bón cần đảm bảo tiêu chí xới nhẹ 5cm quanh gốc cây, đào hố với độ rộng bằng tán cây. Mỗi hố nên rải đều lượng phân và bón cách gốc khoảng 20 – 30cm.Thường xuyên quan sát sức sinh trưởng của cây bằng cách nhìn màu lá, hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây nhằm cung cấp lượng phân cần thiết.Sau khi bón phân nên tưới nước bổ sung để tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Lưu ý không nên tưới quá nhiều, tránh làm cây bị ngập úng hoặc phân bị cuốn trôi khỏi đất.
*
Lưu ý khi chăm sóc giống cây bưởi diễn

Phòng trừ sâu bọ và bệnh hại cho cây bưởi diễn

Phòng trừ sâu bọ và bệnh hại cho cây giống cũng cần có kỹ thuật, đòi hỏi người nông dân phải nghiên cứu và quan tâm tới cây thường xuyên. Bởi có rất nhiều nhà vườn gặp tình trạng sản lượng sụt giảm, mất trắng do bị sâu bệnh tấn công.

Các loại sâu gây hại cho giống cây bưởi diễn

Bưởi diễn dễ bị tấn công bởi các loại sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện trắng, nhện đỏ, rệp cam và rệp sáp. Những loài sâu bọ tấn công trực tiếp vào thân và lá cây, làm cho cây bị suy yếu, vàng lá, chết đi từ từ. Để giảm mối nguy hại cho bưởi diễn, người nông dân cần sử dụng các biện pháp phòng diệt sâu bọ mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:

Sử dụng nước vôi quét dọc thân cây kết hợp với các loại hóa chất Ofatox 400 EC ( nồng độ 0.1%) hay Supracide 40 ND (nồng độ 0.2%).Phun Ortus 50 EC (nồng độ 0.1 – 0.2%) hoặc Pegasus 250 chia làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tuần.Phun thuốc trừ sâu Sherpa 25 EC (nồng độ 0.1 – 0.2 %) hoặc Trebon 1 – 2 lần.

Phòng trừ bệnh hại ảnh hưởng tới giống cây bưởi diễn

Những loại bệnh hại thường gặp ở giống cây bưởi diễn: Bệnh loét, bệnh sẹo, vàng lá, thối gốc và chảy nhựa. Để lâu không chữa sẽ tác động tới cành, làm cây rụng hết lá, chết cành, khó phát triển về sau. Người nông dân nên áp dụng các cách phòng ngừa phù hợp với từng bệnh hại, cụ thể:

*
Phòng ngừa bệnh hại ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của bưởi diễnBệnh loét phòng bằng Kasuran (0.15%), SK Enspray 99EC hoặc Boocdo (1.5%), tùy vào mỗi mức độ và số lượng gây hại mà chia làm ba đợt, các đợt cách nhau 1 tuần.Bệnh sẹo phòng bằng Kasuran hoặc Boocdo kết hợp Cu
SO4 (0.1kg) và vôi tôi (0.2Kg). Mỗi lần phun trực tiếp vào khu vực cây bưởi diễn đang bị bệnh, chia đều làm ba lần phun.Bệnh vàng lá phòng bằng cách vệ sinh vườn thường xuyên, loại bỏ các cành bị bệnh. Đồng thời trồng xen kẽ ổi để ngăn rầy, nếu bệnh phát triển mạnh thì phun Confidor (0.1%) hoặc Admire 050EC.Bệnh chảy nhựa và thối gốc nên loại bỏ hết phần cây bị bệnh. Kết hợp phun trực tiếp lên vùng cây bị bệnh bằng thuốc Boocdo (2%) hoặc Benlat C (0.2%).

Sử dụng chế phẩm vi sinh chăm sóc bưởi diễn, bảo vệ môi trường

Muốn cây bưởi diễn sinh trưởng tốt ngay từ khi mới gieo trồng, ít bị tấn công bởi các loại sâu bọ và bệnh hại, tốt nhất người nông dân cần chú trọng trong bước đầu tiên.

*
Nơi cung cấp chế phẩm vi sinh chính hãng, chất lượng tốt

Ngoài cách sử dụng thuốc phun trực tiếp, nông dân có thể dùng chế phẩm vi sinh để chăm bón vừa cung cấp dinh dưỡng vừa bảo vệ môi trường sống an toàn, trong lành hơn.

Trong chế phẩm vi sinh chứa đầy đủ các loại vi sinh vật có lợi, giúp tăng hiệu quả cây trồng và nâng cao năng suất giống bưởi diễn. Do đó, để trải nghiệm những công dụng tuyệt vời của sản phẩm này, người làm nông có thể tham khảo tìm mua tại Chế phẩm sinh học Đức Bình.

Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại chế phẩm chính hãng, chất lượng được cải tiến, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn. Đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi tìm mua tại đây. Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua các loại chế phẩm vi sinh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline tư vấn miễn phí: 024.66.55.46.86.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Bao Cát Tại Nhà Đơn Giản Và Tiết Kiệm Nhất !

*

Trên đây là những cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật đảm bảo giúp cây sinh trưởng mạnh ngay trong những năm tháng đầu tiên cho tới thời điểm thu hoạch. Mỗi người nông dân cần nắm vững từng thời điểm bón phân, quan sát cây thường xuyên để phòng ngừa sâu và ngăn chặn bệnh hại kịp thời.

Chú ý: Bưởi diễn rất thích phân bón hữu cơ ủ từ đậu tương, bã đậu nành, bánh dầu. Để tự sản xuất phân đậu nành bón cho bưởi diễn, mời Quý khách tham khảo bài viết: