Rơ le nhiệt được xem là trợ thủ đắc lực để đảm bảo cho thiết bị điện tử luôn vận hành ổn định, kể cả khi dòng điện quá tải hay không ổn định. Chính vì thế, nhiều gia đình và doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng thiết bị relay nhiệt này trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên bạn sẽ không hiểu rõ về Rơ le nhiệt nếu như không phải là các chuyên gia trong ngành cơ khí. Thế nên sẽ rất khó cho bạn khi lựa chọn loại Rơ le nhiệt này cho công trình của mình. Thế nên hôm nay trong bài viết này Nhà máy cơ khí P69 sẽ đưa đến cho bạn thông tin chi tiết của Rơ le nhiệt, hãy cùng xem nhé!


Contents


Một số loại relay nhiệt phổ biến hiện nay

Rơ le nhiệt là gì?

– Rơ le nhiệt là một loại khí cụ điện khi có sự co dãn của các thanh kim loại do nhiệt tác động thì nó tự động đóng cắt tiếp điểm. Được ứng dụng rộng rãi trong cả hệ thống điện dân dụng đến hệ thống điện công nghiệp.

Bạn đang xem: Kỹ thuật của rơ le nhiệt

*
Sản phẩm cao cấp của Nhà máy cơ khí P69

– Đối với hệ thống điện công nghiệp thì relay nhiệt cần lắp thêm cả contactor (khởi động từ) để có thêm chức năng bảo vệ động cơ của các thiết bị sử dụng điện và bảo vệ mạch điện không bị quá tải.

Cấu tạo của Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt thường có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:

– Đòn bẩy

– Tiếp điểm thường hay đóng

– Tiếp điểm thường hay mở

– Vít chỉnh dòng điện tác động

– Thanh lưỡng kim

– Dây đốt nóng

– Cần gạt

– Nút phục hồi

Nguyên lý hoạt động của Rơ le nhiệt

– Như tên gọi của nó, rơ le nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ phát sinh ra một nhiệt lượng lớn khiến cho tấm kim loại của rơ le bị đốt nóng dẫn tới hiện tượng bị giãn nở. Trong thành phần cấu tạo nên rơ le nhiệt, phiến kim loại kép đóng vai trò vô cùng quan trọng để thiết bị hoạt động được hiệu quả nhất. Phiến kim loại kép này được ghép từ 2 thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau.

– Thông thường thì thanh kim loại sẽ có hệ số giãn nở ít hơn và thường dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe). Thanh kim loại thứ 2 thường được làm bằng đồng thau hoặc thép crom – niken bởi chỉ số giãn nở của nó lớn hơn khoảng 20 lần so với invar.

– Khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẽ tác động lên thanh thép kép khiến nó uốn theo chiều thanh kim loại có hệ số giãn nở ít hơn. Lúc này ,ta có thể sử dụng trực tiếp để dòng điện hoặc dây trở bao quanh. Độ uống cong ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào độ dài và độ dày mỏng cả thanh kim loại.

Ứng dụng của Rơ le nhiệt

– Trong hệ thống điện công nghiệp thì relay nhiệt được dùng ở điện áp xoay chiều đến 500 V và mức tần số là 50Hz. Đối với loại rơ le nhiệt mới Iđm đến 150A và điện áp một chiều tới 440V. Rơ le nhiệt không có tác động ngay lập tức theo giá trị dòng điện vì muốn có quán tính nhiệt lớn thì cần phải có một khoảng thời gian để phát nóng.

– Thời gian làm việc của rơ le nhiệt từ khoảng vài giây cho đến vài phút nên không được dùng để bảo vệ ngắn mạch được. Khi lắp đặt thêm cầu chì cũng với rơ le nhiệt sẽ thêm một chức năng nữa là bảo vệ ngắn mạch.

*
Nhà máy cơ khí P69 tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm cơ khí tốt nhất thị trường

Một số loại relay nhiệt phổ biến hiện nay

Đây là một số loại relay nhiệt mà Nhà máy cơ khí P69 muốn giới thiệu đến bạn. Hãy cùng xem nhé

1. Relay nhiệt 1 pha

– Sử dụng với dòng điện 220V. Hiện nay phần lớn các thiết bị điện trong nhà đều dùng loại relay nhiệt 1 pha này. Nó giúp ngăn ngừa rủi ro trong trường hợp có sự cố dòng điện quá tải hay cháy động cơ.

2. Relay nhiệt 3 pha

– Được sử dụng cho các thiết bị điện 3 pha có công suất sử dụng cao từ 3KW đến 5KW (những thiết bị điện dùng trong ngành công nghiệp). Relay nhiệt này có tác dụng tách nguồn điện ra khỏi động cơ thiết bị điện khi có sự cố đột ngột xảy ra, giúp ngăn ngừa hư hỏng ngoài ý muốn.

3. Relay nhiệt nồi cơm điện

– Loại relay này có thiết kế dạng hình tròn, mặt dưới thiết kế kết nối với lò xo và được lắp vào trong mâm nhiệt của nồi cơm. Relay trong nồi cơm điện có vai trò ngắt dòng điện khi phát hiện ra dấu hiệu của sự quá tải dòng điện. Khi cơm chín (nhiệt độ chạm đến mức giới hạn), relay nhiệt sẽ tự động ngắt nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị.

4. Relay nhiệt bàn là

– Loại relay nhiệt này hoạt động với nguyên lý khi nhiệt độ tăng cao thì phiến kim loại kép sẽ bị cong lại khiến mạch điện bị ngắt và khi nhiệt độ hạ xuống thì phiến kim loại kép này sẽ giãn ra để kết nối lại mạch điện, bàn là sẽ nóng trở lại.

5. Relay nhiệt máy bơm nước

– Loại relay này có tác dụng bảo vệ máy bơm khi xảy ra hiện hiện tượng quá tải trong quá trình vận hành. Máy bơm hoạt động liên tục, trong trường hợp không có nước sẽ nóng lên khiến relay nhiệt giãn nở và ngắt dòng điện. Việc này giúp cho máy bơm không bị chập cháy.

Địa chỉ sản xuất và thi công lắp đặt Rơ le nhiệt uy tín

Nhà máy cơ khí P69 tự hào là đơn vị số 1 trên thị trường sản xuất và thi công lắp đặt Rơ le nhiệt uy tín.

Tại đây, chúng tôi sở hữu đội ngũ thiết kế, kỹ thuật, công nhân giàu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản với tay nghề cao.

Hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ được đầu tư hiện đại, tiên tiến bậc nhất. Cam kết 100% chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng chính hãng.

Khách hàng có thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm trước khi nhập hàng. Hoàn tiền nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.

Mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt chuyên nghiệp.

Báo giá cạnh tranh nhất thị trường.

Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn

Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69

Rơ le nhiệt là thiết bị điện được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Chúng có tác dụng giúp cho động cơ, cũng như các thiết bị sử dụng điện không bị hư hỏng bởi bất kỳ sự thay đổi đột ngột của dòng điện. Vậy cấu tạo rơle nhiệt như thế nào? Và nguyên tắc hoạt động của nó ra sao? Hãy cùng Công ty Điện Nước T&T tìm lời giải đáp trong bài chia sẻ sau nhé.


Rơ le nhiệt là gì?

*

Rơ le là một loại thiết bị có công dụng bảo vệ mạch điện và thiết bị điện khỏi tình trạng hỏng khi có dòng điện quá tải chảy qua. Thiết bị này còn có tên gọi khác là relay.

Rơ le có chức năng đóng cắt các vị trí tiếp điểm khi dòng điện tăng đột ngột và sinh ra nhiệt khiến thanh kim loại bị giãn nở. Nhờ có rơ le mà các thiết bị điện tử hoạt động ổn định. Vì thế, thiết bị này ngày nay được ứng dụng nhiều trong các hệ thống điện.

Hiện nay, rơ le được dùng trong dòng điện xoay chiều có công suất 500V, và tần số 50Hz. Thêm vào đó, trên thị trường còn có loại mới dành cho dòng điện một chiều với công suất lên tới 440V, 150A.

Do rơ le có thời gian làm việc chỉ vài giây hoặc tối đa trong vài phút nên nó không thể đảm bảo khi dùng bảo vệ ngắn mạch. Vì thế, các kỹ sư thường lắp chúng kèm theo cầu chì để tạo hệ thống bảo vệ ngắn mạch hiệu quả.

Cấu tạo rơ le nhiệt

Cấu tạo của role nhiệt 3 pha không quá phức tạp, do đó, cách sử dụng của chúng cũng tương đối đơn giản. Một rơ le gồm 8 bộ phận sau đây:

*

– Số 1 là Đòn bẩy.

– Số 2 là Tiếp điểm thường đóng.

– Số 3 là Tiếp điểm thường mở.

– Số 4 là Vít chỉnh dòng điện tác động.

– Số 5 là Thanh lưỡng kim.

– Số 6 là Dây đốt nóng.

– Số 7 là Cần gạt.

– Số 8 là Nút phục hồi.

Nguyên lý làm việc của rơle nhiệt

*

Rơ le nhiệt làm việc dựa trên sự thay đổi của nhiệt độ dòng điện. Khi phát hiện dòng điện quá tải, sinh ra nhiệt lớn thì tấm kim loại của rơ le sẽ bị đốt nóng, dẫn đến hiện tượng giãn nở và là nguyên nhân rơ le nhiệt nhảy. Xét về tính chất hoạt động thì nó tương đối giống Aptomat.

Cụ thể, thành phần cơ bản của rơ le là phiến kim loại kép, được ghép từ 2 thanh kim loại và có chỉ số giãn nở khác nhau sẽ giúp thiết bị này hoạt động hiệu quả.

Thanh kim loại 1 có hệ số giãn nở thấp hơn (thanh này làm từ invar có 36% Ni và 64% Fe). Còn thanh kim loại 2 được làm từ đồng thau hay hợp kim thép crom và niken nên sẽ có chỉ số giãn nở gấp 20 lần so với thanh 1.

Khi dòng điện thay đổi đột ngột, lượng nhiệt sinh ra tác động lên phiến kim loại kép làm nó bị uốn theo chiều của thanh 1 (thanh có hệ số giãn nở thấp). Độ uốn cong nhiều hay ít còn tùy thuộc vào độ dài và dày của thanh kim loại.

Phân loại rơ le nhiệt

*

Có khá nhiều tiêu chí để chia rơ le. Cụ thể:

– Dựa vào kết cấu rơ le: rơ le nhiệt hở và rơ le nhiệt kín

– Theo mục đích sử dụn: rơ le một cực và rơ le 2 cực.

– Theo phương pháp đốt nóng: rơ le đốt nóng trực tiếp, đốt nóng gián tiếp và đốt nóng hỗn hợp. Theo cách phân loại này thì rơ le đốt nóng hỗn hợp được dùng phổ biến nhất vì có tính ổn định tốt, đảm bảo an toàn cho thiết bị điện và người dùng. 

– Ngoài ra còn có rơ le nhiệt 3 pha, 1 pha,..

Cách chọn rơ le nhiệt

Tính chất cơ bản của rơ le nhiệt là quan hệ giữa dòng điện phụ tải với thời gian tác động, gọi là đường đặc tính A – s. Vì thế, để đảm bảo thiết bị có tuổi thọ lâu dài thì bạn cần lựa chọn thông số kỹ thuật của rơ le nhiệt phù hợp với số liệu kỹ thuật của các thiết bị điện cần được bảo vệ và đặc điểm về thời gian của dòng điện.

Tức là rơ le có đường đặc tính A – s sát với đường A – s của thiết bị điện. Nếu chọn loại thấp hơn thì không tận dụng hết công suất động cơ điện, còn loại cao hơn lại làm giảm tuổi thọ của thiết bị điện.

Thực tế, cách chọn lựa phù hợp thường được sử dụng là dòng điện định mức của Rơ le bằng dòng điện định mức của thiết bị điện cần bảo vệ. Đồng thời, xem xét đến hoạt động của phụ tải cùng nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Những lưu ý khi chọn rơ le nhiệt:

– Chọn loại có thông số kỹ thuật của rơ le nhiệt phù hợp nhu cầu sử dụng.

– Rơ le nhiệt phải phù hợp với contactor. Bạn dựa vào các thông số kỹ thuật được ghi trên catalogue để xem xét và quyết định.

– Nên chọn loại có dải chỉnh dòng lớn hơn một chút so với nhu cầu sử dụng, nhằm có thể điều chỉnh trong hoạt động thực tải.

*

Ý nghĩa của một số ký hiệu trên rơ le nhiệt

– COM (viết tắt của common): có nghĩa là chân chung, và chúng luôn được nối kết với 1 trong 2 chân còn lại. Còn kết nối với chân nào thì phụ thuộc trạng thái hoạt động của rơ le. 

+ NC (viết tắt của Normally Closed): khi rơ le nhiệt xảy ra sự cố thì tiếp điểm này bị ngắt và NC sẽ được nối với mạch điều khiển.

Xem thêm: Cách Làm Bánh Tráng Cuốn Bơ, Món Ăn Vặt Nổi Tiếng Sài, Cách Làm Bánh Tráng Bơ Thơm Ngon, Cực Dễ Làm

+ NO (viết tắt của Normally Open): ngược lại với NC. Khi xảy ra sự cố, NO được kết nối với còi hoặc đèn báo động.